Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao

Thứ bảy - 28/09/2019 08:27 469 0

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao

GD&TĐ - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường. Không chỉ gặp khó khăn bởi địa hình, địa bàn xã hiểm trở, trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà còn phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn.
Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao

Từ thị trấn Nậm Nhùn vào đến xã Nậm Chà, phải vượt qua cung đường đèo dốc gần 60km và đầy nguy hiểm. Ngày nắng là đối diện với chênh vênh vực thẳm đầy mây phủ. Ngày mưa, thêm mối nguy hiểm đất đá dễ dàng sạt lở, mặt đường lầy lội khó phương tiện giao thông nào có thể vượt qua.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 2

Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà nằm bên bờ con suối lớn với một cây cầu tạm bắc qua suối. Đây là cây cầu tạm thứ 3 được bắc lên với những thân gỗ đeo đá nặng làm trụ đỡ, học sinh chạy qua là khẽ rung lên. Mặt cầu đan kết bằng nứa, tre ẽo uột, ọp ẹp.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 3

Học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc: Cống, Dao, H’Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ. Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ dưới xuôi lên phải học tiếng của trẻ - tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 4
Không chỉ gặp khó khăn bởi địa hình, địa bàn xã hiểm trở, trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà còn phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, buộc các em phải chơi đùa với những trò nguy hiểm và kém vệ sinh như: Chơi với phế liệu trên bãi rác ngay cổng trường sát lòng suối, trèo leo lên cột và trượt xuống, chơi bi trên nền đất bẩn.
Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 5
Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 6

Sân chơi lý tưởng nhất của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà là chiếc xích đu cũ với 2 chiếc lốp ô-tô lớn trong sân khu nội trú.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 7

Từ huyện Mường Mô (Lai Châu) về công tác và gắn bó với Nậm Chà từ năm 2010, thầy Lò Văn Lượng hiện đang là giáo viên thể dục và phụ trách công tác Đội ở trường. Thầy bày tỏ trăn trở khi cả thầy và trò nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 8

Hiện tại trường PTDTBT tiểu học Nậm Chà có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường. Hơn 200 em thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 70.000 đồng/tháng/em, các em ở bán trú được hỗ trợ 460.000 đồng/tháng/em nuôi ăn ở tại trường.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 9

Tuy nhiên, do đường sá quá xa xôi, hiểm trở nên thực phẩm khan hiếm và khi vận chuyển lên đến nơi cũng đắt gần gấp đôi so với giá gốc. Các thầy cô phải đau đầu chi li, tính toán số tiền này để trang trải đủ thức ăn cho các em.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 10

Ngoài ra là những khó khăn, thiếu thốn về các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho học sinh.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 11

Một góc phơi đồ của học sinh nội trú.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 12

Không gian phòng nội trú những ngày tháng 9. Dù không phải giữa những ngày hè đỏ lửa, nhưng cái nắng vùng cao vẫn buộc các em phải chọn cho mình cách nằm lăn trên sàn, chui dưới gầm giường để giấc ngủ bớt phần oi nóng...

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 13

Và dù không phải mùa mưa lũ nước dâng cao, thì những nguy hiểm vẫn luôn thường trực cả trong lòng suối mùa cạn khi những học sinh không ở nội trú, nhà gần trường thì tự do tắm lội, bơi nhảy ở suối.

Năm 2012, Nậm Chà mới có đường xe máy để đi, năm 2014 mới có sóng điện thoại, có chuyến xe ô tô đầu tiên lên với xã, và đến năm 2016 mới có điện để thắp sáng. Bệnh viện ở xa - cách điểm trường trung tâm gần 100 cây số, đi bộ mất khoảng 6 – 7 tiếng đồng hồ mới ra được đường lớn để bắt xe.

Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao - Ảnh minh hoạ 14

Xác định rõ trẻ em Nậm Chà là tương lai của Nậm Nhùn, và chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời của chính các em nên trong nhiều năm qua, các thầy cô giáo miền xuôi lên công tác tại Nậm Nhùn không ngừng cố gắng trong công tác xóa mù chữ, phổ cập các chương trình giáo dục phổ thông, kết nối với những đơn vị thiện nguyện để chăm sóc và giáo dục con em dân bản được tốt hơn.

Tuy nhiên, để thực sự có kết quả về lâu dài, học sinh Nậm Nhùn vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như những cây cầu an toàn đến trường trong mùa lũ.

Tác giả bài viết: HB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập652
  • Hôm nay20,265
  • Tháng hiện tại298,395
  • Tổng lượt truy cập51,654,354
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944