Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò

Thứ bảy - 04/09/2021 23:07 405 0
GD&TĐ - Lần đầu tiên sau gần 60 năm kể từ ngày thành lập, Trường THCS Kỳ Sơn, thuộc huyện miền núi khó khăn Tân Kỳ (Nghệ An) có giáo viên đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò

Đó là cô Hà Thị Thanh Nhàn – người gần 20 năm miệt mài dành trọn tâm huyết cho học sinh, truyền cảm hứng về tình yêu lịch sử cho các em – và nhận lại hạnh phúc từ nghề giáo mà mình lựa chọn.

Cảm ơn học sinh vì đã chọn Lịch sử

Cô Hà Thị Thanh Nhàn hiện là giáo viên dạy môn Lịch sử tại Trường THCS Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Cách đây hơn 20 năm, khi học THPT tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), cô là nữ sinh hiếm hoi trúng tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Với nền tảng đó, sau khi tốt nghiệp ĐH, Thanh Nhàn có nhiều cơ hội để dạy học cho trường THPT ở vùng thuận lợi. Nhưng lựa chọn của cô giáo trẻ lại là trường THCS của xã xa xôi, khó khăn Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ.

Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò - Ảnh minh hoạ 2
Cô Hà Thị Thanh Nhàn - Giáo viên đầu tiên của Trường THCS Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Nhớ lại ngày nhận nhiệm vụ, cô lần đầu tiên đi qua cột mốc Km số 0 đường mòn Hồ Chí Minh, đi qua những ngôi làng trung du miền núi nghèo nàn, đồi núi nhấp nhô. Nhưng tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết khiến cô không ngại khó, ngại khổ, mà thấy nhen nhóm trong lòng niềm vui khi tiếp xúc với học trò chân chất, trong trẻo, thật thà.

Chỉ sau ba năm đứng lớp, cô Hà Thị Thanh Nhàn bồi dưỡng thành công và có học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử. Với  môn học được đánh giá khó, khô khan, ít được học sinh yêu quý, nhưng ở đây, các em lại rất đam mê, yêu thích và học giỏi, là động lực lớn để cô quyết định gắn bó lâu dài với mảnh đất miền núi này.

Kể từ đó đến nay, trải qua nhiều đơn vị công tác, nhưng đi tới đâu, cô Nhàn đều có học sinh giỏi tỉnh Lịch sử. Nhưng với thành tích 65 học sinh giỏi cấp huyện, 27 học sinh giỏi cấp huyện, cô Hà Thị Thanh Nhà lại nói rằng “mình cảm ơn học trò rất nhiều”.

Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò - Ảnh minh hoạ 3
Cô Nhàn là người truyền lửa môn Lịch sử cho nhiều thế hệ học trò miền núi, và "cảm ơn" các em đã chọn Lịch sử như một đam mê chứ không phải môn học bắt buộc.

Bởi nhiều năm nay, Lịch sử vẫn được xem là môn phụ ở bậc THCS. Hoặc do không thường xuyên được chọn là môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nên việc đầu tư, quan tâm của học sinh với môn Lịch sử nói chung chưa nhiều. Thậm chí, khi cô lựa chọn đội tuyển thi HS giỏi huyện, tỉnh, nhiều phụ huynh “tính toán” không muốn con em mình theo đuổi Lịch sử. Thay vào đó, chọn những môn để có lợi trong thi vào lớp 10 sau này.

“Chính vì thế, nhiều em đến với đội tuyển Lịch sử, là thực sự đam mê, quyết tâm, thuyết phục lại cả gia đình, dù định hướng của em không phải khối C. Hoặc có những em nhiều năm theo cô, theo lịch sử chỉ do yêu thích, chứ chưa phải đã giỏi. Là giáo viên, truyền được cảm hứng cho học sinh, biết yêu lịch sử, biết trân trọng quá khứ, thôi thúc các em có lý tưởng tạo ra được giá trị bản thân trong tương lai, tôi cảm thấy rất hạnh phúc, và lại càng tâm huyết, cố gắng hơn để đáp lại học trò”, cô Nhàn chia sẻ.

Yêu nghề, cô Hà Thị Thanh Nhàn luôn trau dồi chuyên môn để không tụt hậu và tiếp cận được những kiến thức mới. Thành tích rõ nhất là ba chu kỳ liên tục đạt giáo viên dạy giỏi tỉnh. Trong đó năm 2013 cô là thủ khoa toàn tỉnh. Ngoài ra, cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, cấp tỉnh được đánh giá tốt, ứng dụng vào thực tế và được nhiều đồng nghiệp khác đón nhận.

Đền đáp xứng đáng

Những nỗ lực của cô giáo Hà Thị Thanh Nhàn trong 20 năm qua cũng được ghi nhận, khi là giáo viên duy nhất của huyện Tân Kỳ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú trong đợt xét công nhận năm học 2020-2021. Đây cũng là giáo viên đầu tiên của Trường THCS Kỳ Sơn sau 60 năm thành lập đạt danh hiệu này.

Thành quả đó không chỉ dành riêng cho bản thân mà còn là nguồn động viên lớn lao để giáo viên huyện nhà cùng vươn lên vì học trò và để  được sống với niềm đam mê, khát khao chống hiến cho “sự nghiệp trồng người”.

Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò - Ảnh minh hoạ 4
Cô đã chọn gắn bó với giáo dục vùng miền núi khó khăn gần 20 năm kể từ khi ra trường.

“Cảm giác lúc đó như không tin nổi bởi Nhà giáo ưu tú là một danh hiệu quá lớn lao. Sau đó, tôi lại lo lắng bởi tự hỏi bây giờ phải nỗ lực như thế nào để xứng với danh hiệu đã được trao...”, cô Hà Thị Thanh Nhàn xúc động nói.

Nhớ lại cả quá trình làm hồ sơ để được công nhận danh hiệu, cô cho biết mình không đặt nhiều hi vọng, vì  chỉ là giáo viên dạy Lịch sử THCS ở một ngôi trường miền núi. Tuy nhiên, rất nhiều đồng nghiệp, cấp trên của cô đều tin tưởng, với tâm huyết và đóng góp với nghề nhiều năm qua.

Ông Phạm Tân Phương – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ cho hay: Mỗi năm huyện Tân Kỳ chỉ chọn 5 em vào đội tuyển học sinh giỏi/môn. Do đó, để vượt qua vòng huyện vào được vòng tỉnh là một nỗ lực rất khó khăn. Vì vậy, HS giỏi của cô Nhàn không chỉ là con số, mà là thành quả của nghề giáo từ đam mê, và kiến thức chuyên môn vững vàng.

Nữ Nhà giáo ưu tú trường làng hạnh phúc truyền cảm hứng, đam mê đến học trò - Ảnh minh hoạ 5
Cô Hà Thị Thanh Nhà trong buổi sinh hoạt, trao đổi chuyên môn của nhà trường tổ chức.

Ngoài bồi dưỡng HS giỏi và thi GV giỏi tỉnh để tiếp cận những đổi mới giáo dục, cô Hà Thị Thanh Nhàn còn mở rộng giới hạn của mình ở nhiều cuộc thi mang tính chất trải nghiệm khác. Đó là giải Nhì cuộc thi sử dụng đồ dùng; hướng dẫn học sinh thi sáng tạo khoa học kỹ thuật; có 2 sản phẩm dạy học theo chủ đề tích hợp đạt giải Nhất và giải Ba cấp quốc gia năm học 2015 – 2016 và 2016 - 2017.

Cô cũng là người luôn đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Là giáo viên cốt cán thường xuyên tham mưu và chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ lên lớp.

“Giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức 1 môn học, mà còn qua hoạt động giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, giá trị sống cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong các hoạt động. Ngược lại, giáo viên cũng sẽ được tiếp thêm lửa nghề, hạnh phúc với từng thành quả mà học sinh đạt được”, cô Thanh Nhàn chia sẻ.

Thầy Phạm Thành Nam – Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Sơn luôn tự hào về đồng nghiệp, giáo viên của mình: “Cô Hà Thị Thanh Nhàn là nhân tố tích cực của nhà trường, và là người truyền cảm hứng, lan tỏa sự nhiệt huyết, tận tâm, yêu trường và quan tâm học sinh, đồng nghiệp. Sự cống hiến như một lẽ sống của cũng có ý nghĩa lan tỏa tình yêu nghề trong ngành Giáo dục”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập673
  • Hôm nay40,383
  • Tháng hiện tại318,513
  • Tổng lượt truy cập51,674,472
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944