Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

Thứ sáu - 10/05/2019 08:03 775 0

Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

GD&TĐ - Sáng 10/5 tại Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học toàn quốc Mô hình gia đình nhà trường xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Hội thảo do Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia KHGD/16-20 phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) tổ chức.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài KHGD/16-20.ĐT.024 thuộc chương trình khoa học giáo dục cấp nhà nước giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được Bộ trưởng chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe 22 báo cáo từ các thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài KHGD/16-20.ĐT.024 và các nhà nghiên cứu, nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV. Đồng thời, hội thảo nhận được các ý kiến, thảo luận của các nhà khoa học có uy tín trên cả nước.

Nội dung các báo cáo tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính: Nghiên cứu lí luận có tính chất định hướng; Phân tích những kết quả ngiên cứu ban đầu về thực tiễn vận hành mô hình qua khảo sát diện rộng tại 7 địa phương; Phân tích những kinh nghiệm quốc tế; Phân tích các mô hình điển hình trong thực tế; Làm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.

Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên - Ảnh minh hoạ 2
 Các đại biểu trình bày báo cáo tại hội thảo

Nhóm vấn đề thứ nhất là những nghiên cứu lí luận có tính chất định hình mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV, cung cấp một khung mô hình chung để có định hướng xây dựng, vận hành và đánh giá các mô hình cụ thể.

Nội dung này được thể hiện qua báo cáo “Mô hình nhà trường- gia đình- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh từ lý thuyết đến mô hình ứng dụng” của các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên, Nguyễn Văn Biên. Đây là báo cáo có nội dung cơ bản thể hiện kết quả nghiên cứu về mặt lí luận của đề tài.

Ngoài ra còn có báo cáo “Các nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên” của TS Đỗ Đức Hồng Hà- Ủy viên thường trực UB Tư pháp của Quốc hội, báo cáo “Nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay của nhóm tác giả Hoàng Thúc Lân.

Cũng trong nhóm kết quả thứ nhất, báo cáo của tác giả Hoàng Kim Huệ cung cấp một góc nhìn về vấn đề giáo dục đạo đức lối sống đối với đối tượng sinh viên. Trong báo cáo cũng làm rõ sự khác biệt vai trò các thành tố của mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống sinh viên so với đối tượng học sinh phổ thông. Còn nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Tùng đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với đối tượng sinh viên.

Nhóm vấn đề thứ hai là những phân tích kết quả ban đầu về thực tiễn vận hành mô hình gia đình nhà trường xã hội thông qua khảo sát diện rộng đối với 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế của cả nước của tác giả Tưởng Duy Hải và các thành viên đề tài.

Kết quả ban đầu được mô tả định tính và định lượng, những phân tích cho thấy một số bất cập căn bản của thực trạng phối hợp gia đình- nhà trường xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV. Đó là những vấn đề về thiếu hụt sự chia sẻ trách nhiệm giữa các đối tượng trong mô hình; những nơi nào nhà trường đơn độc trong công tác gáo dục thì nơi đó chất lượng giáo dục đạo đức HSSV không cao.

Cũng qua phân tích thực tiễn, nhiều bài học từ các điểm sáng của cơ sở cũng đã được nhóm đề tài chỉ ra với những giải pháp phối hợp hữu ích. Đây có thể là những bài học điểm hình để giúp nhóm nghiên cứu có thể đề xuất hệ thống biện pháp vận hành mô hình gia đình- nhà trường- xã hội một cách hiệu quả.

Nhóm vấn đề thứ ba là những kinh nghiệm quốc tế trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV. Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, các tác giả đã đề ra những biện pháp đối với Việt Nam, cả về khung mô hình và cả về việc vận hành mô hình.

Đó là báo cáo “Phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Khảo sát trường hợp giáo dục Pháp” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh; báo cáo “Singapore: Một số nét tiêu biểu về chương trình môn học giáo dục tư cách và bổn phận công dân cấp tiểu học và sự đồng hành của gia đình với nhà trường, xã hội trong giáo dục” của nhóm tác giả Nguyễn Thu Trang.

Nhóm vấn đề thứ tư, các báo cáo đã đi sâu vào mô tả, phân tích các mô hình điển hình trong thực tế, những bài học cụ thể, những phương pháp giáo dục đạo đức học sinh. Đó là các báo cáo của các nhóm tác giả Dương Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Thu Hương, Mai Thị Tuyết, Ngô Thái Hà, Nguyễn Đức Khiêm, Dương Văn Khoa.

Nhóm vấn đề thứ năm, các báo cáo đã làm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường phổ thông, các khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức. Đây là các nội dung bổ khuyết, làm nền, đồng thời cụ thể hóa cho mô hình gia đình nhà trường xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống HSSV.

Đó là báo cáo “Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay: Những vấn đề cấn lưu ý” của nhóm tác giả Lê Công Sự, Nguyễn Thị Thọ; báo cáo Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong đánh giá phẩm chất học sinh tiểu học” của nhóm tác ỉa Chu Cẩm Thơ, Trần Thị Hương Giang…

Những nội dung nghiên cứu được đề cập trong hội thảo là kết quả quan trọng đối với việc xây dựng mô hình gia đình nhà trường xã hội trong giáo dục đạo đức HSSV đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Thông qua hội thảo này, các vấn đề được các đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận là: Tính đầy đủ, hoàn thiện của mô hình gia đình nhà trường xã hội; các biện pháp vận hành để phối hợp hiệu quả; các thức đánh giá mức độ hiệu quả và các biện pháp vận hành mô hình; giải pháp nhân rộng các mô hình điển hình.

Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên - Ảnh minh hoạ 3
 Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Văn Linh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Những kết quả thảo luận của hội thảo sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho nhóm nghiên cứu đề tài hoàn thiện các kết quả thu được và định hướng các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

Đây cũng là những cứ liệu quan trọng để Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí nhà nước về lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV trong thời gian tới.

Đồng thời từ thực tiễn, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và nhân rộng mô hình tiêu biểu về phối hợp gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống HSSV trên toàn quốc.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập537
  • Hôm nay18,926
  • Tháng hiện tại297,056
  • Tổng lượt truy cập51,653,015
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944