Phát triển Giáo dục thường xuyên thành hệ thống mở

Thứ sáu - 04/10/2019 00:53 340 0

Phát triển Giáo dục thường xuyên thành hệ thống mở

GD&TĐ - Sáng nay (4/10), Hội thảo Quốc gia “Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 – 2030” được diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Hội thảo do Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực phối hợp với Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và Học tập suốt đời; Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT); Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Sở GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức.

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Lưu Bích Ngọc – Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, ủy viên thường trực các tiểu ban nhấn mạnh: Giáo dục thường xuyên là bộ phận quan trọng trong hệ thống GD-ĐT nước ta.

Giáo dục thường xuyên đã đóng góp vào thành công của phong trào xóa nạn mù chữ, phổ cập phổ thông và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Trong bối cảnh và giai đoạn phát triển mới, giáo dục thường xuyên đang cần sự vận động, chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, xã hội; khoa học công nghệ, nhất là chúng ta sắp triển khai Luật Giáo dục 2019 vừa mới được Quốc hội thông qua.

PGS Lưu Bích Ngọc cho biết, phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 – 2030, là nội dung quan trọng được Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa vào kế hoạch công tác năm 2019.

Phát triển Giáo dục thường xuyên thành hệ thống mở - Ảnh minh hoạ 2
 Giáo dục mở là không có rào cản. Ảnh: internet

Tại Hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời chia sẻ: Tính mở của giáo dục thường xuyên có thể hiểu:

Thứ nhất là mở về đối tượng học tập, bao gồm: Thiếu niên, thanh niên không theo học hệ giáo dục ban đầu; người lao động (cán bộ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân…) và người về hưu, già cả… Tức là không có rào cản, không trừ một ai và không làm ai thất bại.

Thứ hai là mở về chương trình, bao gồm: Xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, các chương trình xóa mù kỹ năng lao động và các chương trình nâng cao.

Thứ ba, mở về phương pháp như: Học theo lớp học, khóa học; và tự học hoặc tự học có hướng dẫn.

Thứ tư: Mở về công nghệ học tập, gồm: Học theo phương pháp thầy – trò (có dùng những giáo cụ trực quan hiện đại, thí nghiệm; học qua tivi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…)

Thứ năm: Mở về địa điểm, chẳng hạn như: Học ở cơ sở giáo dục, học ở nơi làm việc, học ở nhà, học ở thư viện, nhà văn hóa và câu lạc bộ

Thứ sáu, mở về ý tưởng như: Hướng nghiệp, khởi nghiệp, liên kết hợp tác.

Cũng theo GS Phạm Tất Dong, chúng ta cần có một quan niệm chính xác và thống nhất với thế giới về giáo dục thường xuyên. Trong Luật giáo dục hiện nay, giáo dục thường xuyên được coi là hệ thống giáo dục không chính quy dành cho người lớn. Do đã ghi vào Luật nên chúng ta phải chấp hành.

“Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, giáo dục chính quy cũng có tính thường xuyên và bản thân hệ thống giáo dục chính quy đã thể hiện như giai đoạn đầu của cả tiến trình giáo dục suốt đời cho con người” - GS Phạm Tất Dong trao đổi.

"Nhiều nhà giáo dục và khoa học trên thế giới hiểu rằng, ngay từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời và tới cuối đời, con người cần có hệ thống chính sách giáo dục để hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Hệ thống chính sách ấy chính là chính sách giáo dục thường xuyên. Những chính sách này giúp cho con người trong những không gian và thời gian khác nhau của cuộc đời đều được giáo dục và đào tạo" - GS Phạm Tất Dong.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập633
  • Hôm nay44,979
  • Tháng hiện tại323,109
  • Tổng lượt truy cập51,679,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944