Phụ huynh nhập cuộc cùng giáo viên nâng chất lượng GD trực tuyến

Thứ sáu - 19/02/2021 04:39 373 0
GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương cho HS nghỉ học và triển khai dạy học trực tuyến. Bước đầu ghi nhận sự nhập cuộc chủ động của nhà trường, GV, HS và đồng thuận, hỗ trợ của phụ huynh.
Phụ huynh nhập cuộc cùng giáo viên nâng chất lượng GD trực tuyến

Tăng cường hiệu quả dạy học trực tuyến

Cô Đỗ Thị Mỹ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Mỹ (huyện Hoa Lư – Ninh Bình) cho biết: Ngay khi HS nghỉ học (trước Tết) nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện triển khai dạy học trực tuyến đề phòng dịch diễn biến phức tạp HS phải nghỉ học sau Tết.

Một mặt trường đã tổ chức và dẫn kĩ các chuyên đề dạy học trực tuyến cho toàn bộ GV, mặt khác lắp đặt nâng cấp lại đường mạng để đảm bảo quá trình dạy học trực tuyến không bị ngắt quãng, hình ảnh kém chất lượng. Đội ngũ GV cũng đã thống nhất cùng BGH phương án giảng dạy trực tuyến; chia sẻ khó khăn, vướng mắc và vấn đề cần hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường… để cùng tháo gỡ.

Để đảm bảo tỉ lệ HS học trực tuyến tối đa, nhà trường tuyên truyền, thông báo trên zalo đến từng phụ huynh chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, đề nghị phối hợp, hỗ trợ quản lý HS, cung cấp phương tiện máy móc học tập. Với gia đình khó khăn không đảm bảo được cơ sở vật chất để trẻ học online thì GV chủ nhiệm sẽ chuyển phiếu bài tập, ôn luyện trực tiếp tới nhà HS.

Theo cô Đỗ Thị Mỹ: “Năm nay nhà trường sẽ đổi mới dạy học trực tuyến, không tổ chức GV lớp nào dạy trực tuyến lớp đó mà dạy theo khối. Mỗi GV sẽ đảm nhiệm soạn giáo án dạy một môn, hoặc một bài nhưng dạy cho cả khối.

Như vậy, HS không những được tiếp cận với nhiều cách dạy khác nhau mà GV cũng có thêm thời gian để đầu tư thiết kế bài giảng trực tuyến kĩ càng hơn cả về mặt kiến thức lẫn hình ảnh. Bài giảng sẽ sát, phù hợp với HS, giúp HS dễ hiểu nhất khi học trực tuyến…”.  

Cô Đỗ Huyền Trang –Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội) cũng chia sẻ: Đã là lần thứ 2 triển khai dạy học trực tuyến, nhiều kinh nghiệm được đúc rút và nhà trường, tổ chuyên môn cũng tập huấn, hỗ trợ nhiều về kĩ năng dạy học trực tuyến nên đa số GV không còn khó khăn trong triển khai.

Tuy nhiên theo cô Đỗ Huyền Trang, để đảm bảo hiệu quả dạy học trực tuyến và mọi HS đều tham gia vẫn phải làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh HS, đề nghị gia đình chuẩn bị tốt phương tiện học tập cho trẻ. Riêng với HS lớp 1 lần đầu học trực tuyến, thao tác trên điện thoại, máy tính chưa thành thạo, GV có thể yêu cầu phụ huynh HS bố trí thời gian học cùng con. Và như vậy, việc lựa chọn thời gian dạy trực tuyến cũng cần hợp lý để phụ huynh có thể tham dự.

Phụ huynh nhập cuộc cùng giáo viên nâng chất lượng GD trực tuyến - Ảnh minh hoạ 2
HS Kiều Công Trí lớp 4A7- Tiểu học Cao Bá Quát (Gia Lâm- Hà Nội) cho biết học trực tuyến tiếp thu được kiến thức bài học.

Thực tế cho thấy, việc triển khai dạy học trực tuyến hiện nay ở nhiều nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, tỉ lệ HS tham gia tăng đáng kể, GV thao tác thành thục... Tuy nhiên mang lại chất lượng học tập thật sự cho HS là vấn đề không đơn giản nếu chỉ thực hiện đủ. Việc tăng cường chất lượng dạy học trực tuyến vẫn cần được các trường, GV quan tâm rút ra kinh nghiệm thực tế.

Cô Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng – Bắc Giang) cho biết: Triển khai dạy học trực tuyến đối với HS từ khối 2- 5 cơ bản thuận lợi bởi GV, và HS đã được tập dượt từ năm trước. Song, với HS lớp 1 lần đầu bước vào học trực tuyến thì nhà trường phải quan tâm tạo điều kiện tối đa cả nhân lực và vật lực.

Nhà trường đã yêu cầu GV chủ nhiệm làm kĩ công tác rà soát số lượng gia đình có thể đáp ứng được trang thiết bị học tập, bố trí hợp lý số lượng HS không có máy được học tập kết hợp; chọn và thống nhất thời gian dạy học trực tuyến để cha mẹ sau giờ đi làm có thể hỗ trợ thiết bị cho HS học tập đông đủ nhất.

"Mặt khác, HS khối 1 học tập theo CT, SGK mới, nhiều nội dung dạy học trực tuyến khó hiệu quả, nên BGH, tổ chuyên môn tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm với GV trong việc soạn giáo án giảng dạy trực tuyến. Thậm chí, BGH, tổ chuyên môn cùng tham dự tiết học trực tuyến để nắm tình hình trực tiếp từ đó có sự điều chỉnh sát sao chuyên môn. Với phần kiến thức khó, xác định GV sẽ phải kiểm tra, lưu ý và củng cố lại cho HS khi trở lại học tập trực tiếp…” – cô Phạm Thị Huệ chia sẻ.

Phụ huynh đồng hành

Chị Nguyễn Thu Hòa – Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm – Hà Nội) có 2 con học lớp 4 (Tiểu học Cao Bá Quát, Gia Lâm – Hà Nội) và lớp 1 (Tiểu học Trung Thành, Gia Lâm – Hà Nội) cùng học trực tuyến cho biết: Gia đình cảm thấy yên tâm với việc dạy học trực tuyến bởi GV đã có kinh nghiệm, HS cũng được làm quen với hình thức học này thời gian qua nên đã thành thạo về thao tác.

Sự khó khăn về thiết bị khi cả 2 con học trực tuyến, bố mẹ vẫn phải đi làm cũng được tháo gỡ bằng cách gia đình lắp đặt sẵn chương trình học trực tuyến trên máy laptop và hướng dẫn trẻ cách sử dụng. Vì 2 lớp của 2 con triển khai dạy học trực tuyến ở 2 khung giờ khác nhau nên cả 2 đều có thể học trên 1 thiết bị theo thời khóa biểu.

Phụ huynh nhập cuộc cùng giáo viên nâng chất lượng GD trực tuyến - Ảnh minh hoạ 3
Sự đồng hành của phụ huynh trong dạy học trực tuyến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Tuy nhiên, chị Nguyễn Thu Hòa cho rằng: Dạy học trực tuyến đối với HS tiểu học đòi hỏi bố mẹ phải sát sao hơn so với HS THCS, THPT. Có bố mẹ cùng học không chỉ giúp trẻ tập trung hơn, hỗ trợ thao tác trên máy nhanh hơn… mà còn có thể giảng giải lại kiến thức khó cho con khi cần.

“Tôi và chồng chia thời gian hợp lý để có thể học cùng con. Điều này khiến bố mẹ bận rộn hơn nhưng dạy học trực tuyến không diễn ra trong thời gian dài nên vẫn có thể cố gắng. Vào thời điểm quá bận không thể ở nhà, chúng tôi gọi điện thoại hướng dẫn con học, quan sát qua camera gia đình việc sử dụng máy tính của trẻ… nên cơ bản kiểm soát được việc học trực tuyến hàng ngày…”- chị Lê Thúy Quỳnh – phụ huynh trường TH Nguyễn Du (Thành phố Lào Cai – Lào Cai) bày tỏ.

Anh Hà Trung Dũng (Chùa Bộc – Đống Đa, Hà Nội) có 2 con đang học trường THCS Khương Thượng khẳng định: Dạy học trực tuyến thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là cần thiết, hữu ích. “Việc khó khăn về phương tiện, bố trí thời gian hỗ trợ học tập cùng trẻ, hiệu quả học tập trực tuyến không bằng trực tiếp… là những điều ai cũng nhìn thấy. Song mọi khó khăn gia đình, nhà trường đều có thể kết hợp tháo gỡ để đạt hiệu quả cao hơn” – anh Dũng nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập631
  • Hôm nay20,509
  • Tháng hiện tại298,639
  • Tổng lượt truy cập51,654,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944