Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ: Có đủ thông thoáng?

Thứ năm - 08/07/2021 23:51 380 0
GD&TĐ - Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ vừa được Bộ GD&ĐT ban hành đủ chặt chẽ để kiểm soát chất lượng, và đủ thông thoáng để các cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự quyết, tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của mình.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ: Có đủ thông thoáng?

Đó là nhận định của PGS.TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội.

Tháo gỡ những vướng mắc

Theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 (gọi tắt là Quy chế) có nhiều điểm mới so với Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT.

Quy chế vẫn đủ chặt chẽ để kiểm soát hoạt động đào tạo tiến sĩ, đảm bảo chất lượng, đồng thời vẫn đủ thông thoáng để các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thực hiện quyền tự quyết, tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của mình. “Chúng tôi rất hào hứng chờ đợi ngày Thông tư số 18 có hiệu lực” - PGS.TS Vũ Thị Lan Anh bày tỏ.

Lãnh đạo Trường ĐH Luật nhận xét, Quy chế này được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, tăng cường tự chủ cho các cơ sở GDĐH, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, có tính hội nhập quốc tế hơn.

Quy chế đã bổ sung nhiều quy định mới so với Thông tư 08 như: công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của nghiên cứu sinh (trong việc xây dựng kế hoạch học tập, tham gia hoạt động ở đơn vị chuyên môn như trợ giảng…), cho phép đào tạo trực tuyến…

Đặc biệt, Quy chế đã rà soát rất kỹ những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn đào tạo trình độ tiến sĩ ở các cơ sở GDĐH khi thực hiện Thông tư số 08 để có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam như: tiêu chuẩn người hướng dẫn nghiên cứu sinh, điều kiện bảo vệ luận án…

Việc bổ sung vào tiêu chuẩn, điều kiện này các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước từ 0,75 điểm trở lên trong danh mục được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận, sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước phát hành là điểm tháo gỡ nút thắt lớn nhất trong công tác đào tạo tiến sĩ hiện nay. 

“Tôi đánh giá những quy định này sẽ tác động tích cực đến hoạt động đào tạo tiến sĩ, từ tuyển sinh cho đến đào tạo, cấp bằng tiến sĩ, tháo gỡ những vướng mắc mà các cơ sở GDĐH đang gặp phải” - PGS.TS Vũ Thị Lan Anh nhận định.

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ: Có đủ thông thoáng? - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Vũ Thị Lan Anh. Ảnh internet

Phù hợp với quyền tự chủ đại học

Cho rằng, nhiều quy định mang tính hình thức của Thông tư số 08 đã được loại bỏ hoặc điều chỉnh cho hợp lý hơn trong quy định mới này, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh nhấn mạnh: Đây cũng là chủ trương đúng đắn, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt đối với đào tạo các nhà khoa học, nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Ví dụ, thông báo tuyển sinh công khai trước khi tuyển sinh 30 ngày, thay vì 3 tháng như Thông tư 08, việc thay đổi đề tài, bổ sung người hướng dẫn được thực hiện trong thời gian đào tạo chứ không còn ấn định mốc thời gian, thủ tục cấp bằng tiến sĩ cũng đơn giản hơn…

“Đặc biệt, chúng tôi ủng hộ việc quy định rõ ràng các thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính, trên cơ sở đó các cơ sở GDĐH có trách nhiệm thực hiện đúng và người học có thể giám sát việc thực hiện.

Với những quy định như vậy, tôi tin rằng cả 2 phía (nhà trường và người học) đều thấy thuận lợi hơn, minh bạch hơn, đỡ mất nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính không có nhiều ý nghĩa; tập trung vào chuyên môn hơn” - PGS.TS Vũ Thị Lan Anh nói.

Theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Quy chế mới đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH. Các cơ sở GDĐH đã được tự chủ nhiều hơn trong hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ, từ khi tuyển sinh, tổ chức đào tạo cho đến khi cấp bằng tiến sĩ.

Các quy định của Quy chế dành nhiều quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo như ban hành Chương trình, quy định về nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh, quyết định thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ trong khung tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT quy định, số lần tổ chức tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, quyết định đào tạo trực tuyến…

Hầu như quy định nào của Quy chế cũng trao cho cơ sở đào tạo quyền quy định cụ thể trong Quy chế đào tạo của mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyền tự chủ đại học đã được Luật GDĐH quy định.

Tuy nhiên, tự chủ đại học luôn song hành với trách nhiệm giải trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm. Vì thế, Quy chế đã có những quy định về trách nhiệm báo cáo, công khai cũng như một số quy định chặt chẽ bắt buộc các cơ sở đào tạo phải thực hiện trong quá trình đào tạo.

“Về cơ bản, Quy chế mới đã tạo được hành lang pháp lý đủ thông thoáng nhưng cũng không kém phần chặt chẽ nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, người học và cộng đồng xã hội” - PGS.TS Vũ Thị Lan Anh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập752
  • Hôm nay36,407
  • Tháng hiện tại314,537
  • Tổng lượt truy cập51,670,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944