Theo đó, Điều lệ này quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; tổ chức và quản lý trường sư phạm; hoạt động của trường sư phạm; giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong trường sư phạm; tài chính, tài sản của trường sư phạm; quan hệ giữa trường sư phạm với cơ sở giáo dục phố thông, cơ sở giáo dục mầm non, với gia đình và xã hội; tố chức thực hiện Điều lệ trường sư phạm.
Trường sư phạm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT, đồng thời chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thố của UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.
Các bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý nhà nước đối với trường sư phạm thuộc quyền quản lý theo quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường sư phạm do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường sư phạm công lập hoặc quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường sư phạm tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Điều lệ này, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan và được công bố công khai tại nhà trường.
Trách nhiệm giải trình của trường sư phạm thế hiện ở các hoạt động: Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường đế tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.