"Sợi dây hy vọng" được nối lại

Thứ ba - 03/05/2022 20:38 150 0
GD&TĐ - Taliban cho phép các trường học tại Afghanistan mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các nữ sinh phải đeo khăn quàng cổ và trùm đầu khi trở lại trường. Họ phải ngồi ở khu vực tách biệt với nam giới.
"Sợi dây hy vọng" được nối lại

Nữ sinh trầm cảm tăng

Thời điểm xuất hiện tin tức về việc Taliban đã đến thủ đô Kabul (Afghanistan), có một kỳ thi tiếng Anh đang diễn ra. Lúc đó, sự hoảng loạn giữa các học sinh lan rộng và Yamna nằm trong số những người không bao giờ hoàn thành bài kiểm tra ấy. Thậm chí, nữ sinh ngỡ sẽ không bao giờ được trở lại trường.

Sáu tháng sau đó, nữ sinh 16 tuổi hầu như không rời khỏi nhà. Yamna chia sẻ luôn cảm thấy lo lắng và tự hỏi liệu mình có thể hoàn thành chương trình học không. Nữ sinh này cũng bày tỏ lo ngại về triển vọng công việc ở một đất nước bị cai trị bởi Taliban.

Kể từ tháng 8 năm ngoái, các nữ sinh từ lớp 7 trở lên tại Afghanistan không được phép đến trường học.

Taliban tuyên bố, các hạn chế là tạm thời, với lý do muốn tạo ra môi trường Hồi giáo phù hợp để trẻ em gái học tập. Tuy nhiên, thời điểm đó, Afghanistan vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm trẻ em gái đến trường.

Dược sĩ Mohammed Mohibullah tại Kabul cho biết, nhìn chung, doanh số bán thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ giảm. Song, điều đáng ngại là số lượng phụ nữ mua loại thuốc này đang tăng.

“Kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan, cuộc sống hầu như rất yên bình. Chiến tranh đã dừng lại và có ít cuộc tấn công hơn. Tuy nhiên, điều tôi nhận thấy hiện tại là số phụ nữ yêu cầu mua thuốc chống trầm cảm, giảm căng thẳng hoặc thuốc ngủ tăng mạnh.

Họ mua những loại thuốc này ngay cả khi không có đơn cụ thể. Họ đang phải chịu rất nhiều áp lực. Trong khi nhiều người đàn ông nói với tôi rằng, họ cảm thấy thoải mái hơn so với trước đây, thì đối với phụ nữ và trẻ em gái, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại”, ông Mohibulla chia sẻ.

Các chuyên gia y tế nước này cảnh báo, họ đang chứng kiến tình trạng trầm cảm ngày càng tăng ở những cô gái tuổi teen. “Người Afghanistan - đặc biệt là những cô gái đã ở nhà trong nhiều tháng qua, đang phải đối mặt với một tương lai còn bất định hơn trước.

Đối với nhiều người, điều này đã thúc đẩy căng thẳng và tuyệt vọng, khiến trầm cảm gia tăng. Nhiều người cảm thấy như thể họ đã mất sự kiểm soát với ước mơ, mục tiêu cuộc sống”, nhà tâm lý học Rohullah

Rezvani nhận định. Chuyên gia này cho biết, khi xã hội vẫn kỳ thị người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, hầu hết nữ sinh Afghanistan không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người có chuyên môn.

Thay vào đó, họ thường tự vật lộn trong nhiều năm. “Mọi người sẽ thừa nhận là ‘có vấn đề’ và thậm chí có thể dùng thuốc để làm dịu mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, vấn đề là họ không làm vậy”, nhà tâm lý Rezvani nói.

Muska - một nữ sinh 15 tuổi đầy tham vọng, mong muốn một ngày nào đó có thể theo đuổi việc học y khoa. Song, từ khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, Muska nói rằng, cô hoàn toàn “mất hy vọng”.

“Chúng tôi luôn sống trong nỗi sợ hãi về những cuộc tấn công hằng ngày. Tuy nhiên, đối với tôi, việc không được đến trường và không biết tương lai của mình ra sao còn tồi tệ hơn.

Tôi đã ở gần một số vụ nổ. Điều đó thật đáng sợ, nhưng tôi luôn hy vọng rằng tình hình sẽ được cải thiện. Tôi hy vọng có thể xuất hiện một tương lai nơi trẻ em gái và phụ nữ có quyền và cơ hội bình đẳng.

Taliban đã cướp đi hy vọng đó của tôi”, Muska chia sẻ.

Nữ sinh này cho biết đã rời khỏi nhà ở Kabul từ tháng 8. “Khi họ lần đầu tiên công bố lệnh cấm, tôi đã không thể ngừng khóc. Tôi cảm thấy tê liệt. Sống không có mục đích khiến cuộc đời của tôi trở nên vô nghĩa.

Tôi thậm chí không thể tự học và không gặp bất kỳ người bạn nào của mình. Tương lai của tôi đâu còn ý nghĩa gì?”, Muska nói. Trong nhiều tháng, nữ sinh này dành cả ngày chỉ để xem tivi. 

Muska (15 tuổi) cảm thấy đã “mất hy vọng”.

Sống trong sợ hãi

Thật sự thất vọng trong thời điểm này. Đây là cuộc khủng hoảng quyền phụ nữ nghiêm trọng nhất trên thế giới, kể từ lần cuối cùng Taliban nắm quyền. Phản ứng từ cộng đồng quốc tế dường như hầu hết là một cái nhún vai. Tất cả chúng ta rất vui mừng khi các trường học mở cửa trở lại cho trẻ em gái. Nhờ đó, để trẻ có thể tiếp tục học vì tương lai của đất nước, trở thành những người thành công và có thể đứng vững trên đôi chân của họ. Bà Heather Barr

Tuy nhiên, Taliban thông báo, trẻ em gái sẽ được phép trở lại trường học. Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin, Zabihullah Mujahid, cho biết, Taliban “không chống lại giáo dục”, mặc dù các trường nữ sinh trên khắp Kabul vẫn đóng cửa.

“Các chính sách mà Taliban theo đuổi là phân biệt đối xử, bất công và vi phạm luật pháp quốc tế. Trên khắp đất nước, quyền và nguyện vọng của cả một thế hệ trẻ em gái bị gạt bỏ và bóp chết”, Agnes Callamard - Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Ông đồng thời thúc giục mở lại tất cả các trường trung học cho nữ sinh.

Aziz Ahmad Rayan - phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Afghanistan cho biết, tất cả trường học nước này mở cửa trở lại cho cả nam và nữ từ ngày 21/3. Tuy nhiên, trẻ em gái chỉ có thể được hướng dẫn bởi giáo viên nữ. Trong trường hợp không thể tìm thấy giáo viên nữ ở vùng nông thôn, nam giới sẽ được phép dạy thay.

Taliban từng nắm quyền cai trị Afghanistan từ năm 1996 - 2001. Thời điểm đó, phụ nữ bị cấm đến trường cũng như tham gia vào hầu hết các công việc. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục cho biết sẽ không có trường học nào ở Afghanistan bị đóng cửa trong năm nay.

Nữ sinh Farzana (17 tuổi) chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình rất mạnh mẽ. Chúng ta có thể cho không chỉ Taliban mà còn cả thế giới thấy rằng, Afghanistan không bao giờ dừng lại. Afghanistan sẽ không trở lại những thập kỷ trước”. Khi từng cam kết sẽ có cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc quản lý, so với hai thập kỷ trước,

Taliban đồng thời tuyên bố sẽ trao quyền cho phụ nữ. Một phát ngôn viên của Taliban từng phát biểu với Fox News rằng, sẽ không có vấn đề gì về giáo dục, công việc hoặc quyền của phụ nữ. Bất chấp những lời hứa đó, nền giáo dục tại Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Taliban đổ lỗi cho sự chậm trễ này là do thiếu không gian cần thiết để đáp ứng việc dạy học riêng cho nam và nữ. Trước đó, trẻ em gái chỉ được phép đi học ở 5 tỉnh của Afghanistan.

Năm ngoái, tại thành phố Herat, Taliban đã yêu cầu trẻ em gái đeo những chiếc khăn quàng cổ dài và khăn trùm đầu khi trở lại trường. Trong khi đó, nữ sinh tại các trường đại học được yêu cầu đội khăn trùm đầu trong lớp. Họ phải ngồi ở khu vực tách biệt với nam giới.

Ngày đầu tiên trở lại trường học vào tháng 9/2021 - một tháng sau khi Taliban chiếm Afghanistan, Maryam (15 tuổi) đến từ Mazar-i Sharif, nhớ lại sự sợ hãi và không chắc chắn mà cô cảm nhận trên đường đến trường.

Maryam và các nữ sinh khác được chào đón ở cổng trường bởi những người lính Taliban. “Taliban bước vào lớp học của chúng tôi.

Khi đó, hầu hết các cô gái chạy ra phía sau lớp học. Họ không muốn nhìn thấy Taliban”, Maryam nói. Taliban đến các lớp học hằng ngày để đảm bảo rằng, tất cả các nữ sinh đều đeo khăn trùm đầu và găng tay. Maryam được chỉ định ngồi ở hàng ghế đầu tiên.

Cô cho biết luôn cảm thấy tức giận và bị thách thức mỗi khi Taliban vào lớp. Tuy nhiên, nữ sinh này kiên quyết không rời khỏi chỗ ngồi như các bạn cùng lớp. “Tôi không muốn họ biết rằng mình đang sợ. Tôi chỉ ngồi đó và không nhìn họ”, Maryam chia sẻ.

Heather Barr - Phó Giám đốc về quyền phụ nữ tại tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Pakistan nhận định, dưới thời Taliban, có rất ít lĩnh vực mà phụ nữ được phép làm việc.

Cơ hội cho phụ nữ chủ yếu là trở thành giáo viên và người chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ khác. Tuy nhiên, những cơ hội đó rất ít. Bà Barr cho rằng, điều đó khiến các gia đình không muốn con gái được giáo dục.

“Tại sao con lại học? Tại sao con và gia đình phải hy sinh nhiều để có thể hoàn thành cấp 3, học tiếp lên đại học? Con sẽ không có được sự nghiệp mơ ước và cũng không thể cung cấp hỗ trợ cho gia đình”, bà Barr chia sẻ những câu nhiều phụ huynh Afghanistan thường nói với con gái.

Sau bảy tháng Taliban cai trị, hầu hết các nhà quan sát cho rằng, không có nhiều thay đổi khi nói đến các chính sách đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bà Barr lưu ý rằng, Taliban dường như phản ứng nhanh hơn nhiều trước áp lực quốc tế. Song, sự chú ý của toàn cầu về Afghanistan đã giảm dần.

Theo The Guardian; Newsweek; Npr

Tác giả bài viết: Trọng Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập889
  • Hôm nay53,268
  • Tháng hiện tại331,398
  • Tổng lượt truy cập51,687,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944