STEM hướng nghiệp tương lai

Thứ bảy - 27/11/2021 21:02 462 0
GD&TĐ - Bài dạy chủ đề “Kĩ thuật bao bì” mà giáo viên 3 trường tiểu học trên địa bàn quận Hồng Bàng (Hải Phòng) thực hiện đã mang đến sự hào hứng, tự giác, chủ động cho học sinh.
STEM hướng nghiệp tương lai

Các em khối lớp 4 được tìm hiểu về sự ra đời, chức năng của bao bì, đặc biệt vấn đề định hướng nghề thể hiện rõ nhất trong bài dạy STEM.

Hình thành, phát triển năng lực khoa học

Trong những năm gần đây, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, nhiều môn học, chương trình, hoạt động giáo dục được đưa vào chương trình giáo dục nhà trường trong đó có STEM.

Giáo dục STEM là phương thức dựa trên cách tiếp cận liên môn. Ở cấp tiểu học, các kiến thức về STEM thuộc các môn “Tự nhiên và xã hội” lớp 1 - 2 - 3; “Khoa học” lớp 4 - 5, “Tin học và công nghệ” lớp 3 - 4 - 5 và môn Toán. Kiến thức của các môn học này đều phổ biến trong thực tiễn nên việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh.

Các năng lực khoa học được hình thành như: Tìm hiểu và khám phá tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm; vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống; thiết kế; sáng tạo và một số năng lực chung.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng chia sẻ, với ý nghĩa, vai trò của giáo dục STEM, phòng GD&ĐT Hồng Bàng đã chỉ đạo các trường chú trọng tổ chức các chuyên đề, ngày hội STEM, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị. Qua đó, giúp học sinh từng bước làm quen, hiểu được STEM. Đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng để giáo viên, học sinh tiệm cận sớm với giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0.

Chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục quận Hồng Bàng đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường về nội dung giáo dục STEM trong Chương trình GDPT 2018, theo đó giáo dục STEM trong các trường đã được triển khai dưới dạng các chủ đề, bài học trong các tiết hoạt động trải nghiệm.

STEM hướng nghiệp tương lai - Ảnh minh hoạ 2
Kỹ năng làm việc nhóm được phát huy.

Những tiết học hạnh phúc

Chuyên đề “Dạy học STEM - Định hướng tương lai” với chủ đề “Kĩ thuật bao bì” do cụm 3 trường tiểu học: Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Trãi - Bạch Đằng (quận Hồng Bàng) thực hiện đã mang đến cho học sinh tiết học hạnh phúc.

Chuyên đề do các cô giáo: Hà Thùy Giang (Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương; Nguyễn Thu Hiền (Trường Tiểu học Nguyễn Trãi); Trần Tuyết Trang (Trường Tiểu học Bạch Đằng) quận Hồng Bàng thực hiện.

Theo đó, chủ đề “Kĩ thuật bao bì” được dạy trong 3 bài (8 tiết). Bài 1: Câu chuyện truyền cảm hứng (2 tiết), thực hiện Tuần 1 tháng 10; Bài 2: Tập làm kĩ sư bao bì (2 tiết), thực hiện Tuần 2 tháng 10; Bài 3: Thử thách kĩ thuật (4 tiết), thực hiện Tuần 3 và 4 tháng 10.

Quá trình dạy học STEM, mỗi nhà trường, giáo viên có ý kiến quan điểm và cách giáo dục, định hướng học sinh khác nhau. Nhưng tựu chung lại, dạy học STEM tạo môi trường tích cực cho học sinh, hướng các em đến tư duy phản biện, sáng tạo, hình thành khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa học, logic... điều đó sẽ mang đến hạnh phúc cho học sinh.

Cùng thống nhất mục tiêu cần đạt trong các tiết dạy vì thế chủ đề dạy học STEM của 3 trường tiểu học của quận Hồng Bàng thực sự mang đến cho học sinh những trải nghiệm thú vị.

Các tổ chuyên môn cụm trường lên phân phối chương trình cho từng bài với các tiêu chí rõ ràng: Chuẩn bị đầu ra, sản phẩm đầu ra, phương pháp, địa điểm....

Cô Hà Thùy Giang, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương chia sẻ, ngay từ bài đầu tiên, học sinh rất hào hứng. Các em tự giác, chủ động sưu tầm bao bì, mẫu mã, màu sắc. Các em tìm hiểu, nghiên cứu sự ra đời của ngành công nghiệp bao bì, nhận biết chức năng của bao bì qua câu chuyện truyền cảm hứng. Đặc biệt, học sinh được trải nghiệm thực tế, tìm hiểu về công việc của các kĩ sư, quy trình sản xuất, các loại bao bì tại Công ty Bao bì Hùng Vương  (thuộc phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng).

STEM hướng nghiệp tương lai - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi với sản phẩm đựng trứng, sản phẩm khô.

Bài thứ 2, tập làm kĩ sư bao bì, các em được rèn luyện kĩ năng lãnh đạo bản thân “tập trung vào vòng tròn ảnh hưởng” khi quan sát, nghiên cứu, ghi chép để tìm hiểu sản phẩm trong bao bì để làm gì? Điều đó thể hiện chức năng gì của bao bì?

Ở bài học này, cô Nguyễn Thu Hiền, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi cho biết, học sinh được hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh biện. Các em tích cực chia sẻ, tranh luận… khi tìm hiểu về công việc của kĩ sư bao bì tương ứng với các bước trong quy trình EDP (quy trình thiết kế kĩ thuật). Ở đây, giáo viên linh hoạt định hướng nghề cho các em.

Quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh tự phân tích, đánh giá và liên kết vấn đề thực tiễn. Các em nhận thấy có những loại bao bì chưa đẹp, chất liệu chưa thân thiện với môi trường, bọc lãng phí nhiều lớp, nhiều chức năng không cần thiết…

Sôi nổi và hào hứng hơn hết là bài học thứ 3 của chủ đề. Bài học thử thách kĩ thuật trong đó, thử nghiệm vật liệu (2 tiết) và thử thách kĩ thuật (2 tiết). Trước các vấn đề thực tiễn, các nhóm học sinh được lên ý tưởng, thiết kế ít nhất một sản phẩm.

Cô Trần Tuyết Trang, giáo viên Trường Tiểu học Bạch Đằng cho hay, học sinh dùng đồ dùng học tập, giấy vẽ, thước, tẩy, bìa, keo, dán, chai lọ, xi măng để thiết kế sản phẩm. Các em được rèn luyện các kĩ năng đo, vẽ, tính toán, thiết kế, điều hành; kiến thức liên môn Toán, Khoa học, Mĩ thuật được huy động, vận dụng.

Dưới sự dẫn dắt của giáo viên qua trò chơi Ô chữ bí mật (chủ đề Kĩ sư bao bì) học sinh biết được trong quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 5 bước. Vốn kiến thức thực tế về nhu cầu, thị hiếu người dùng, điều tra khách hàng được học sinh vận dụng trong sản phẩm của nhóm, thiên hướng nghề nghiệp được bộc lộ.

STEM hướng nghiệp tương lai - Ảnh minh hoạ 4
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương với sản phẩm bao bì đựng đồ ăn chín.

Định hướng tương lai

Phần thể hiện trong chuyên đề ngày 29/10 vừa qua là tiết 7, tiết 8 của bài 3. Các nhóm báo cáo kết quả của dự án. Nhóm học sinh Nguyễn Tri Phương làm bao bì đồ ăn chín, học sinh Trường Tiểu học Bạch Đằng làm bao bì đựng quà lưu niệm, các em Trường Tiểu học Nguyễn Trãi làm bao bì đựng nông sản khô, vỏ trứng.

Học sinh đã tạo ra những sản phẩm bao bì bắt mắt, dễ sử dụng, thân thiện với môi trường xung quanh. Mỗi nhóm có một ý tưởng, bảo vệ quan điểm của mình nhưng quá trình thuyết minh, trình bày sản phẩm của các nhóm học sinh được các thầy cô giáo đánh giá cao.

Cô Hà Thùy Giang cho rằng, nói đến STEM, người ta thường hay nghĩ đến sự phù hợp với học sinh THCS trở lên. Nhưng thực ra giáo dục theo phương thức này còn được phát triển từ học sinh nhỏ hơn, thậm chí bậc mầm non. Theo chương trình giáo dục mới, việc phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh thì giáo dục STEM là vấn đề quan trọng mà toàn ngành Giáo dục đang hướng tới.

Ở Tiểu học Nguyễn Tri Phương, STEM được đưa vào trong các tiết học, môn học cụ thể. Thực tế trong quá trình giáo dục tại nhà trường cô Giang và các đồng nghiệp đã dạy học STEM, có thể là toàn bộ quy trình hay một vài bước của phương thức giáo dục này. Giáo viên nhà trường cùng nghiên cứu và có thể ghép các tiết học thành các chủ đề một cách bài bản để học sinh nắm bắt rõ nét hơn.

Thường nghĩ tới STEM, nhiều người quan niệm chỉ dạy các môn Toán, Mĩ thuật, Tin học mới hiệu quả nhưng thực tế các tiết Âm nhạc, hay Văn học vẫn có thể dạy theo quy trình của phương thức này. Bởi là sự lồng ghép, là kiến thức liên môn và còn có định hướng nghề nghiệp rất tốt. Vì thế, qua các môn học, thầy cô thường đưa vấn đề hướng nghiệp vào giảng dạy.

Theo cô Giang, giáo dục STEM bậc tiểu học đơn giản là họcsinh được trải nghiệm hoạt động cụ thể trên lớp, phát triển kiến thức, kĩ năng và nhiều năng lực khác. Vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng, điều này khi dạy học STEM đã mang lại hiệu ứng tốt.

Em Nhật Minh - Học sinh lớp 4, trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết, khi cùng các bạn tìm hiểu về bao bì sản phẩm. Em nghĩ ngay đến việc thay thế các túi nilon mà mẹ thường dùng đựng trứng, đựng thức ăn chín. Bao bì thân thiện và bắt mắt như chúng em thiết kế thì rất tốt cho môi trường.

Quá trình thực hiện STEM học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực, tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu khoa học và khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. Những bài dạy STEM sẽ góp phần hình thành, nuôi dưỡng đam mê, ước mơ làm khoa học cho học sinh, vun đắp tình yêu thiên nhiên, con người, từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường. Mỗi tiết học STEM là một trang nhật kí về lớp học hạnh phúc. - Bà Nguyễn Thị Vân Anh (Trưởng phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập729
  • Hôm nay35,342
  • Tháng hiện tại313,472
  • Tổng lượt truy cập51,669,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944