Tân sinh viên: Đối mặt cạm bẫy

Thứ ba - 28/09/2021 02:53 361 0
GD&TĐ - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, yếu kỹ năng của các tân sinh viên (SV), nhiều công ty đa cấp, trung tâm giới thiệu việc làm, “cò” nhà trọ… tung chiêu khiến không ít em “sập bẫy”.
Tân sinh viên: Đối mặt cạm bẫy

Những vấn đề này đã được các trường ĐH hết sức chú ý, có động thái cảnh báo, hướng dẫn cho tân SV ngay thời gian đầu nhập học.

Muôn dạng cạm bẫy

Khi là SV năm thứ 3 của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Nguyễn Thị Thanh Huyền lần đầu đi làm thêm tại một cửa hàng thực phẩm sạch ở phố Vọng, ngay gần cổng trường. Huyền nhớ lại ngày đầu đến làm việc, ấn tượng là cửa hàng rất bẩn, kho bốc mùi, rau mua ngoài chợ rồi đóng gói lấy giá cao. Trong khi các bạn khác dần nghỉ việc, Huyền vẫn cố làm nhưng chỉ được 1 tháng.

“Đến ngày nhận lương, em xin nghỉ. Anh chủ nói em báo gấp quá nên trả 800 nghìn, còn hơn 1,2 triệu sẽ trả sau. Sau đó, khi nhắn xin nhận nốt lương, em lại nhận được câu trả lời: Nốt tháng này anh cũng đóng cửa nghỉ bán, không làm chi nhánh cho công ty này nữa.

Nếu em muốn nhận nốt tiền lương thì phải làm được bảng cân đối thu chi của cửa hàng trong 3 tháng này để anh bàn giao lại công ty. Mặc dù em mới làm 1 tháng, cửa hàng không có phần mềm bán hàng, tất cả thu chi đều do nhân viên hàng ngày ghi vào quyển sổ; nhưng do không có hợp đồng lao động em đành cố làm nốt để mong lấy được số tiền mồ hôi nước mắt của mình.

Vậy mà khi làm xong bảng thu chi, em vẫn không nhận được thêm 1 đồng lương nào. Em đã lên công ty để báo nhưng chẳng có ai ngoài một chị quản lý kho. Chị bảo chị không giúp gì được em đâu. Em đã rất buồn và thất vọng khi sức lao động của mình bị bóc lột” - Huyền kể lại.

Những trường hợp như Huyền không ít và có muôn hình vạn trạng. Theo ThS Trần Quốc Quy, Phó Trưởng phòng thường trực Phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP Hồ Chí Minh), đa số đối tượng lừa đảo đều nhắm vào tân SV “chân ướt chân ráo” bước vào cổng trường ĐH. “Cạm bẫy” mà SV gặp phải cũng phong phú, như lừa đảo việc làm, nhà trọ; tệ nạn xã hội; quản lý chi tiêu không hợp lý phải cầm cố thẻ SV, chứng minh nhân dân…

ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cũng cho biết: Bắt đầu mỗi năm học mới, bên cạnh sự háo hức với môi trường học tập mới, nhiều tân SV cũng gặp phải những điều không mong muốn khi chính thức bước vào cuộc sống tự lập hơn, đặc biệt là các SV đi học xa nhà.

Rất nhiều đối tượng lợi dụng sự non nớt, chưa từng trải của tân SV để chủ động tiếp cận lừa đảo, dụ dỗ mà điển hình nhất là các trung tâm gia sư “ma”, công ty đa cấp và các loại hình kinh doanh làm việc trái pháp luật. Các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận với SV ở quán cafe, mạng xã hội, các hoạt động sinh hoạt đội nhóm. Nhiều đối tượng còn chủ động thâm nhập vào môi trường học đường để dễ bề tiếp cận SV.

Tân sinh viên: Đối mặt cạm bẫy - Ảnh minh hoạ 2
Tuần sinh hoạt công dân - HSSV năm học 2021 - 2022 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Vai trò quan trọng của nhà trường

Đà Nẵng là thành phố khá an toàn, tuy nhiên cũng không nằm ngoài nhịp sống chung của các đô thị lớn. Theo ThS Nguyễn Vinh San: Nhằm ngăn chặn những hoạt động lừa đảo này, các cấp có thẩm quyền cần có hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi để phụ huynh và học sinh cùng biết, phòng tránh.

Với cơ sở giáo dục, cần đưa nội dung này vào các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa hướng dẫn cho người học (cả THPT và ĐH,CĐ). Các đoàn thể, CLB, đội, nhóm của trường có thể xây dựng chương trình tuyên truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội SV để cảnh báo cho người học.

Về phía SV, cần nhận thức rõ, không có công việc gì nhẹ nhàng, dễ dàng mà kiếm được thu nhập cao, đặc biệt ở độ tuổi các em, việc kiếm tiền chưa phải là gánh nặng quá lớn. SV nên tìm đến sự tư vấn của thầy cô, tổ chức trong nhà trường để có thông tin chính xác và sự hỗ trợ cần thiết.

“Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) luôn có động thái cảnh báo, hướng dẫn cho tân SV ngay trong những ngày đầu nhập học. Tạo các diễn đàn trao đổi cho tân SV để các em có thêm thông tin, đề kháng với biểu hiện tiêu cực bên ngoài xã hội”,  ThS Nguyễn Vinh San chia sẻ.

ThS Trần Quốc Quy thì thông tin: Để hạn chế tối đa những điều không hay có thể xảy ra với tân SV, phòng Công tác SV nhà trường đã phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường và các tổ chức, cơ quan liên quan triển khai công tác tiếp cận, hỗ trợ các em ngay khi nhập trường.

Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp, tân SV phải nhập học online, tham gia học tập online, nhà trường cũng linh động và thực hiện ngay một số công tác hỗ trợ tân SV. Đơn cử, tổ chức các buổi sinh hoạt đầu khóa trực tuyến cho tân SV. Tại đây, ngoài thông tin về quy chế, quy định của nhà trường, hướng dẫn cách thức học tập trực tuyến, nhà trường còn chú trọng trao đổi về các kỹ năng, kinh nghiệm học tập, thích nghi với môi trường ĐH, đặt mục tiêu và kế hoạch học tập phù hợp. Đặc biệt là chia sẻ thông tin cảnh báo về các vấn đề lừa đảo và biện pháp phòng tránh.

Nhà trường đồng thời đăng tải, chia sẻ các bài viết cảnh báo cho SV kịp thời nắm bắt thông tin và phòng tránh. Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên phụ trách cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn giới thiệu nhà trọ, việc làm bán thời gian phù hợp cho tân SV. Ban Giám hiệu chỉ đạo các Khoa, Viện quản lý SV thường xuyên cập nhật thông tin hỗ trợ SV từ các phòng ban chức năng để tổ chức lớp sinh hoạt trực tuyến theo từng lớp và theo khoa, viện để kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ, chăm sóc SV, đặc biệt là tân SV.

“Phòng Công tác Sinh viên, Đoàn Thanh niên phối hợp với cố vấn học tập các khoa, viện tổ chức sinh hoạt lớp với tân SV và bầu chọn ban cán sự lớp để tạo đầu mối liên hệ, kênh thông tin hỗ trợ, kịp thời giải đáp thắc mắc, khó khăn cho tân SV khi mới vào trường.
Công bố công khai thông tin số hotline các đơn vị hỗ trợ để giải quyết vấn đề cho SV được nhanh chóng, kịp thời và chăm sóc SV hiệu quả. Nhà trường cũng phối hợp với Đội an ninh Quận 4, Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an TPHCM (PA03) để nắm bắt thông tin, cảnh báo lừa đảo, an ninh mạng, kịp thời phối hợp chia sẻ, phổ biến đến SV…” – ThS Trần Quốc Quy cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay24,296
  • Tháng hiện tại302,426
  • Tổng lượt truy cập51,658,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944