Tăng đáng kể tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

Thứ tư - 01/08/2018 06:53 705 0
GD&TĐ - Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ được nâng lên đáng kể, theo đó, năm học 2017-2018 có 20.198 giảng viên trình độ tiến sĩ, tăng 3.684 người so với năm học 2016-2017.
Tăng đáng kể tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh nội dung của Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2018-2025, lộ trình đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ.

Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt, phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức xây dựng mới 50 chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu và lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đồng thời, hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng tập trung về phát triển các năng lực nghề nghiệp nền tảng cho giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông; xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên; xây dựng cơ chế phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng với các địa phương; tổ chức nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên.

Tăng đáng kể tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ - Ảnh minh hoạ 2

So sánh số lượng giảng viên các cơ sở giáo dục đại học phân theo trình độ và chức danh khoa học năm học 2017-2018 với năm học 2016-2017. Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của các cơ sở GDĐH, 2018 của Bộ GD&ĐT

Liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, năm học vừa qua, Bộ GDĐT đã đề xuất sửa đổi các nội dung về nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); ban hành kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông;

Các địa phương đã phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tiến hành rà soát hiện trạng đội ngũ, tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên để thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm từ năm 2018 sát với nhu cầu sử dụng, khắc phục tình trạng thừa/thiếu như hiện nay; một số địa phương đã xây dựng các đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; sắp xếp, cơ cấu đội ngũ, tinh giản biên chế....

Xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm; ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, giảng viên, nhân viên trường học; kiểm tra việc thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở một số địa phương: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Phú Yên, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tăng đáng kể tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ - Ảnh minh hoạ 3

So sánh số lượng giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học năm học 2017-2018 với năm học 2016-2017. Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của các địa phương, 2018 của Bộ GD&ĐT

Để chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Bộ GDĐT cũng đã chỉ đạo ngành Giáo dục các địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhanh các vụ việc xúc phạm danh dự, thân thể nhà giáo (như ở tỉnh Long An, Nghệ An, Hải Phòng), xử lý nghiêm khắc giáo viên, cán bộ quản lý vi phạm quy định đạo đức nhà giáo.

Tuy nhiên, hạn chế liên quan đến công tác đội ngũ là việc ban hành các chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm. Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chưa phù hợp. Một số địa phương đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên, gây nhiều bức xúc trong đội ngũ giáo viên và xã hội .

Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế, thụ động, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý và dạy học, đổi mới căn bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh.  

Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa sát với nhu cầu sử dụng, đào tạo bồi dưỡng; mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo còn nặng về hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Bên cạnh đó, tư duy về lãnh đạo, quản lý giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở. Tâm lý ngại đổi mới trong một bộ phận nhà giáo các cấp đã và đang cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh, sinh viên theo hướng phát triển năng lực người học.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại289,080
  • Tổng lượt truy cập51,645,039
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944