Thầy cô vận động áo ấm chống rét cho trò

Thứ sáu - 01/01/2021 03:16 207 0
GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Giáo dục (GD) tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng phó, nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh, khi tình trạng rét đậm, rét hại xảy ra.
Thầy cô vận động áo ấm chống rét cho trò

Giữ sức khỏe trò

Thầy Hoàng Sỹ Xuân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), cho biết: Trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, mặc dù nhiệt độ ngoài trời có hôm xuống dưới 13 độ C, nhưng sĩ số học sinh của trường không giảm. Cách đây vài năm, tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài một vài ngày, nhiều học sinh không đến trường. Đặc biệt, những học sinh ở các bản xa xôi, như: Sài Khao, Trung Tiến, Trung Thắng, Xi Lô, Suối Ún... hầu hết là học sinh dân tộc Mông thường nghỉ học dài ngày vì giá rét.

“Những năm gần đây, nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất khá khang trang. Học sinh có nhà ở bán trú và ăn uống tại trường, nên các em lên lớp rất chuyên cần. Khi học sinh ở bán trú, các thầy, cô giáo có điều kiện kiểm tra, quán xuyến hơn. Vì vậy, những ngày mùa đông, khi xảy ra rét đậm, rét hại nhà trường yêu cầu giáo viên phải chăm lo sức khỏe cho học sinh”, thầy Xuân tâm sự.

Cũng theo thầy Xuân, nhà trường có 363 học sinh, trong đó 270 em bán trú. Hầu hết học sinh bán trú đều đã có đủ chăn, màn. Hằng ngày, giáo viên đi kiểm tra từng phòng, xem em nào mặc chưa đủ ấm thì nhắc nhở. Nếu còn thiếu áo ấm, nhà trường sẽ vận động phụ huynh mua sắm cho học sinh. Hoặc thầy, cô giáo trong trường sẽ đi vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tài trợ quần, áo ấm cho học trò.

“Những ngày giá rét, ngoài việc chăm lo giấc ngủ, chăn bông, áo ấm cho học sinh, nhà trường còn quan tâm đến bữa ăn của các em. Ban giám hiệu yêu cầu nhà bếp phải thay đổi thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sao cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe học sinh. Ngày nào nhiệt độ xuống thấp quá, nhà trường sẽ chủ động lùi thời gian vào lớp muộn hơn quy định. Do vậy, trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng học sinh lên lớp vẫn đầy đủ”, thầy Xuân chia sẻ.

Ở Trường Mầm non Tam Thanh, huyện vùng biên Quan Sơn (Thanh Hóa), HS  khu lẻ Cha Lung đang phải học trong nhà tranh, tre nứa lá. Do điều kiện của người dân còn khó khăn, nên khi mùa đông đến, nhiều trẻ không đủ áo ấm để mặc đến trường.

Cô Ngân Thị Thướng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, cho biết: Vừa rồi, UBND xã Tam Thanh và bà con hỗ trợ kinh phí, công sức dựng khu bếp nấu ăn cho điểm lẻ Cha Lung. Vì thế, hơn 90 trẻ ở điểm lẻ này được ăn bán trú hàng ngày, tránh việc phải đi về trong buổi, nên trẻ không bị ảnh hưởng sức khỏe bởi thời tiết xấu.

Cũng theo cô Thướng, Trường Mầm non Tam Thanh có 323 trẻ đều học bán trú ở 1 điểm chính và 2 khu lẻ, gồm: Cha Lung và khu bản Ngàm. Trong đó, khu Cha Lung có 94 trẻ, khu Ngàm có 57 trẻ, còn lại là ở khu trường chính tại trung tâm xã.

“Khu trường chính được xây dựng nhà hai tầng, phòng học cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu. Với khu Cha Lung, vừa qua, nhà trường xin các nhà hảo tâm mua đủ số giường cho trẻ ngủ trưa. Còn quần, áo ấm của các con cũng  tạm đủ. Thế nhưng, khi mùa đông đến, chúng tôi lo nhất là sức khỏe của các con bị ảnh hưởng. Vì thế, nhà trường luôn chú ý đến bữa ăn và giấc ngủ cho các con. Mặc dù mỗi tháng, các con được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn bán trú, với mức 149.000 đồng (cho trẻ từ 3 - 5 tuổi), nhưng cũng không đủ. Vì vậy, phụ huynh phải đóng góp thêm với mức 16.000 đồng/ngày, để nhà trường nấu cho các con ăn”, cô Thướng tâm sự.

Thầy cô vận động áo ấm chống rét cho trò - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh Trường Mầm non Tam Thanh (Quan Sơn, Thanh Hóa) được ngủ trưa ấm áp.

Chủ động phòng, chống rét

Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, ngành GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là trường học vùng nông thôn, miền núi và  lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn chủ động phòng chống, rét.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các trường kiểm tra, sửa chữa kịp thời phòng học, phòng học chức năng, bán trú, phòng ăn... để tránh gió lùa, đủ ánh sáng, giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt, các trường mầm non cần có nước ấm, để chăm sóc và phục vụ các cháu. Riêng trường tổ chức bán trú, phải có đủ thức ăn, thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, nước uống nóng sốt. Chỗ nghỉ trưa dành cho học sinh phải ấm áp và chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường.

Bên cạnh đó, các nhà trường phải chủ động không tổ chức những hoạt động tập trung học sinh ngoài trời. Thầy, cô giáo phải nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm. Không mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Khi có thông báo cho học sinh nghỉ vì trời quá rét, nhà trường phải hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập tại nhà. Trường hợp nếu học sinh vẫn đến trường, nhà trường bố trí cho các cháu vào một phòng để giữ ấm. Đồng thời, quản lý cho đến khi phụ huynh đón về, tuyệt đối không được để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét. Ngoài ra, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng yêu cầu phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm trong những ngày rét đậm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập788
  • Hôm nay49,811
  • Tháng hiện tại327,941
  • Tổng lượt truy cập51,683,900
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944