Thầy giáo Trần Phương: "Đừng đòi hỏi điểm 10 Toán THPT quốc gia"

Thứ sáu - 29/06/2018 20:28 569 0
GD&TĐ - Điều quan trọng nhất của đề thi là phân hóa được thí sinh, không phải là có bao nhiêu em sẽ đạt được điểm tuyệt đối.
Thầy giáo Trần Phương: "Đừng đòi hỏi điểm 10 Toán THPT quốc gia"

Thầy giáo Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, chia sẻ góc nhìn cá nhân về đề thi môn Toán.  

Đề đạt chuẩn phân loại thí sinh

Năm ngoái, kỳ thi THPT quốc gia xảy ra tình trạng quá nhiều điểm 10, thí sinh được 30 điểm tuyệt đối nhưng vẫn trượt đại học. Đó là điều rất vô lý, chứng tỏ đề thi có vấn đề.

Ở thế hệ của tôi, khoảng chục năm mới có một người đạt điểm tuyệt đối cả ba môn thi đại học. Anh Nguyễn Thành Nam, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT, là người đầu tiên ở Việt Nam đạt 30/30 trong kỳ thi đại học quốc gia. Còn hiện nay, điểm tuyệt đối đại học không phải là chuyện lạ, thí sinh đạt điểm 10 Toán lại càng đông.

Để giải quyết bất cập của năm ngoái, Bộ ra đề thi THPT quốc gia 2018 với mức độ phân hóa rõ ràng hơn (phân biệt học sinh trung bình, khá, giỏi). Chẳng hạn, khoảng 30/50 câu của đề thi tương ứng với 6/10 điểm, có mục đích giúp thí sinh giành điểm để xét tốt nghiệp THPT. 4 điểm còn lại nhằm tuyển chọn thí sinh vào các đại học. Sự phân loại cũng thể hiện rõ trong phần 4 điểm này.

Đề Toán THPT 2018 được nhiều học sinh đánh giá khó hơn năm ngoái. Ảnh: Quỳnh Trần

Đề Toán THPT 2018 được nhiều học sinh đánh giá khó hơn năm ngoái. Ảnh:Quỳnh Trần

Một đề thi đạt chuẩn cần có các định dạng câu hỏi theo nhiều mức độ. Mức thứ nhất là các câu không cần suy luận vẫn có thể nhận biết được ngay hoặc có thể thử đáp án. Mức độ thứ hai là yêu cầu thí sinh biến đổi đến tình huống thích mới mới thử đáp án được.

Ở mức độ thứ ba, muốn tìm ra đáp số đúng, thí sinh phải giải bài toán đến tận cùng. Các đáp án cho sẵn đều na ná nhau, không dễ phân biệt. Tuy nhiên, khác với đề thi tự luận, học sinh không phải trình bày lời giải.

Cấu trúc đề thi năm nay chứa cả ba định dạng câu hỏi, tuy nhiên chưa tối ưu.

Cần kích thích tư duy của thí sinh hơn nữa

Đề thi Toán THPT quốc gia đã hội nhập thế giới, đi theo xu hướng trắc nghiệm, nhưng vẫn còn một bước cần hoàn thiện. Đó là phải giảm tính may rủi và tăng tư duy toán học. Để hình dung rõ hơn, tôi sẽ so với với đề SAT của Mỹ.

Năm nay, kỳ thi của Mỹ đổi mới, đề khó và phân hóa rõ hơn. Điểm tuyệt đối là 1.600, trong đó 800 dành cho Toán và 800 dành cho Đọc - Viết tiếng Anh.

Đối với Toán, chẳng hạn phần 1 yêu cầu làm 20 câu trong 25 phút, đề thi sẽ bao gồm 5 câu viết đáp án và 15 câu trắc nghiệm với 5 đáp án mỗi câu. Phần thứ hai trong 55 phút với 38 câu, trong đó 8 câu viết đáp số và 30 câu khoanh đáp án.

Việc tăng số đáp án từ 4 lên 5 có thể giúp đề thi có độ phân hóa cao hơn, giảm tính ăn may, khoanh bừa. Tỷ lệ câu hỏi yêu cầu viết đáp số cũng đòi hỏi thí sinh phải tư duy nhiều hơn. Tuy nhiên, để thay đổi đề thi theo chiều hướng này, công nghệ chấm bài thi phải cao hơn và quy trình chấm thi phải tốt hơn.

Nên bỏ tâm lý đi thi phải đạt điểm tuyệt đối

Đề Toán năm nay khó hơn hẳn năm ngoái, gây nhiều tranh cãi. Nhiều giáo viên Toán không thể hoàn thành bài thi trong 90 phút. Phải khẳng định rằng việc không đạt được điểm tối đa là dễ hiểu. Có thể giáo viên đó rất giỏi về đại số và giải tích, nhưng hình học thì không giỏi lắm. Có thể vì thường đóng vai trò là người dạy, không phải học sinh đi thi nên tốc độ phản xạ của giáo viên chưa tốt.

Chúng ta cần có cách hiểu toàn diện hơn, đừng đòi hỏi có điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT quốc gia với hai mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Người Việt thường mắc hội chứng cầu toàn, từ bậc tiểu học trở lên đã đòi hỏi trẻ đạt điểm tuyệt đối. Chính cố giáo sư Văn Như Cương từng chia sẻ, hai năm qua hàng nghìn hồ sơ xét tuyển vào trường Lương Thế Vinh đều đạt điểm 10 Toán và tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.

Trong khi đó ở các cuộc thi học sinh giỏi như IMO (Olympic Toán học quốc tế dành cho khối THPT), thí sinh chỉ cần đạt 14-15 điểm trên 42 là đã được huy chương đồng. Mức điểm này tương đương với 3 trên thang 10. Các cuộc thi quốc tế danh tiếng khác như IMSO (Olympic Toán và Khoa học quốc tế), hoặc IMC (Toán học trẻ quốc tế) cũng tương tự.

Chúng ta hay có tâm lý mặc định học sinh giỏi hễ làm đề thi là phải được điểm tuyệt đối. Việc đó không cần thiết. Ví dụ, trong cuộc thi IMSO đã được tổ chức 15 năm nay, chưa từng có học sinh nào được 90 điểm trên 100, càng không có điểm tuyệt đối.

Nếu năm nay có khoảng 10-20 học sinh đạt điểm 10 Toán, đó là dấu hiệu tốt. Thậm chí, không ai được điểm 10 mà chỉ có những người đạt 9,5 hoặc 9,75 cũng rất đáng mừng. Điều quan trọng nhất của đề thi là phân hóa được thí sinh, không phải là có bao nhiêu em sẽ đạt được điểm tuyệt đối.

Tác giả bài viết: Theo vnexpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập418
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại290,955
  • Tổng lượt truy cập51,646,914
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944