Thế cân bằng trong giáo dục mầm non Estonia

Chủ nhật - 13/03/2022 23:04 220 0
GD&TĐ - Trong những năm gần đây, Estonia nổi lên là một trong những mô hình giáo dục sáng tạo nhất thế giới.
Thế cân bằng trong giáo dục mầm non Estonia

Từ sớm, trẻ em mầm non tại quốc gia này đã được tiếp cận giáo dục công nghệ nhưng đảm bảo cân bằng với học tập và vui chơi giúp phát triển toàn diện, ngay trong dịch Covid-19.

Chơi mà học, học mà chơi

Giáo dục mẫu giáo ở Estonia lấy trẻ em làm trung tâm trong thế cân bằng giữa học tập và vui chơi tự do. Giáo viên mầm non nước này thường xuyên tổ chức các trải nghiệm học tập tích hợp và hỗ trợ trẻ em thông qua các trò chơi.

Tại Trường Mẫu giáo Narva, Põngerjas, những đứa trẻ 4, 5 tuổi thích chơi trò “Đèn giao thông” do giáo viên Jevgenia Minova khởi xướng. Các em sẽ chia thành hai nhóm, một nửa đóng vai người đi bộ, số còn lại là ô tô.

Hai em sẽ đóng vai cảnh sát, phải ghi nhớ luật lệ giao thông và quan sát các phương tiện di chuyển lẫn người đi bộ. Lớp học còn có đèn tín hiệu. Trò chơi giúp trẻ hiểu rõ hơn về cách thức tham gia giao thông đường bộ.

Trò chơi “Đèn giao thông” là một ví dụ về cách thức giáo viên mẫu giáo ở Estonia tích hợp các môn như Toán học, Môi trường, Ngôn ngữ hoặc Nghệ thuật vào trò chơi. Bất kỳ hoạt động nào tổ chức trong lớp học cũng có thể giúp trẻ được chơi và được học.

Cô giáo Minova cho biết: Chúng tôi dạy trẻ mọi kiến thức từ những hoạt động nhỏ nhất. Ví dụ, khi trẻ nhảy vào vũng nước làm nước bắn lên tung tóe, chúng tôi sẽ giải thích về hiện tượng vật lý này hoặc dạy các em chữ “O” vì vũng nước có hình dáng tương tự.

Theo bà Maria Jürimäe, chuyên gia giáo dục tại Trường Đại học Tartu, những ví dụ trên cho thấy sự cân bằng độc đáo của hệ thống giáo dục mầm non tại Estonia.

Một mặt, trẻ em được là chính mình, được tự do vui chơi đúng với lứa tuổi mà không phải học nhồi nhét kiến thức. Mặt khác, giáo viên có thể khơi gợi niềm yêu thích học tập của các em thông qua trò chơi hoặc các hoạt động trải nghiệm tích hợp.

Ngoài ra, so với các nước vùng Scandinavia, giáo dục mầm non của Estonia hệ thống hơn vì có chương trình giảng dạy cụ thể, như chương trình giáo dục phổ thông. Còn khi so với Anh và Pháp, trẻ em Estonia có nhiều thời gian hơn để chơi cùng nhau.

Để mô tả đặc điểm của hệ thống giáo dục mầm non Estonia, cô giáo Minova nhấn mạnh ba điểm chính là sự sáng tạo, tự do và tình yêu đối với thế giới xung quanh. “Chúng tôi chú ý đến con người và thiên nhiên xung quanh nhưng chúng tôi không bỏ qua công nghệ”, giáo viên Minova bày tỏ.

Trong những năm trở lại đây, Estonia đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, ngay từ bậc mầm non. Giáo viên mầm non sử dụng robot, máy tính bảng thông minh trong dạy học và hướng dẫn trẻ em làm quen với những công cụ này.

Để có thể hướng dẫn trẻ, sinh viên ngành sư phạm được làm quen với công nghệ ngay trong chương trình học. Giáo viên mầm non sử dụng robot, máy tính bảng thông minh trong dạy học và hướng dẫn trẻ em làm quen với những công cụ này.

Đơn cử, các robot hỗ trợ học tập giúp trẻ mở rộng tư duy không gian, toán học, logic, hành động độc lập và sự hiểu biết về các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả cũng như kỹ năng lắng nghe, tập trung.

Bên cạnh đó, hàng tháng, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ em tạo phim hoạt hình ngắn về các chủ đề đã học trong tháng trên máy tính bảng. Trẻ em được vẽ, tạo hình nhân vật trên máy tính bảng hoặc quay phim bằng máy ảnh, sau đó học ghép các video với nhau để tạo thành một đoạn phim ngắn có cốt truyện.

Thế cân bằng trong giáo dục mầm non Estonia - Ảnh minh hoạ 2
Trẻ em Estonia vừa học vừa chơi tại trường mẫu giáo.

Trao quyền tự chủ cho giáo viên

Ở Estonia, giáo viên mẫu giáo ít nhất phải có bằng cử nhân, đồng nghĩa thầy cô tiếp xúc với trẻ em mỗi ngày đều là những người có năng lực. Họ có đủ khả năng theo dõi sự phát triển của từng đứa trẻ hệ thống và nhất quán.

Ông Grüüne Ott, Giám đốc Trường Mẫu giáo Endla, Tallinn, cho biết, giáo viên có quyền tự chủ cao trong việc lựa chọn, tùy theo thế mạnh của họ, các hoạt động dạy, học và cách đạt được các mục tiêu nêu trong chương trình giảng dạy. Hơn nữa, giáo viên sẵn sàng sử dụng các phương pháp học tập tích hợp khác nhau, kết hợp học ngoài trời.

Cô giáo Minova đánh giá quyền tự chủ này rất thuận tiện cho giáo viên và trẻ em. “Chúng tôi có thể quyết định hoạt động học tùy theo điều kiện thời tiết, tâm trạng và sở thích của trẻ em.

Các em là đối tượng quan trọng nhất tại trường mẫu giáo và giáo viên có nhiệm vụ tạo điều kiện thích hợp để các em khám phá thế giới xung quanh và tiếp thu kiến thức”, cô Minova bày tỏ.

Nếu trẻ em chán ngồi trong lớp, cô giáo sẽ đưa các em ra đường phố, các hội chợ… Thay đổi môi trường mang lại cho trẻ nguồn năng lượng mới và khơi dậy niềm hứng thú. Hơn nữa, sự tự do trong quá trình dạy và học giúp giảm bớt căng thẳng và áp lực cho cả giáo viên lẫn trẻ em.

Đại dịch Covid-19 cũng mang lại nhiều thách thức cho các cơ sở giáo dục mầm non nhưng họ đã cố gắng vượt qua. Điều này phần lớn nhờ giáo viên có khả năng tự chủ, tự học để bắt nhịp xu thế và tìm ra giải pháp khi các tình huống bất thường xảy ra.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non tại Estonia vẫn đối mặt với một số thách thức. Đầu tiên, do giáo viên có quyền tự chủ tối đa trong việc xây dựng lớp học, nhiều người không biết phải làm gì với quyền tự do này và chỉ lặp đi lặp lại những kiến thức được dạy trong trường sư phạm.

Điều này phổ biến với những giáo viên mới vào nghề, còn thiếu kinh nghiệm nên chưa đưa ra được nhiều bài học hay. Trong tình huống trên, những đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn phải giúp thầy cô trẻ định hướng.

Một vấn đề khác là mức lương và chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên mầm non tại Estonia còn thấp khi so sánh với giáo viên những bậc học khác hoặc những nghề khác yêu cầu bằng cấp tương đương.

Điều này khác với một số quốc gia có nền giáo dục phát triển đồng đều như Phần Lan, New Zealand. Giáo viên các bậc học tại đây được trả lương công bằng, xứng đáng với nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của họ.

Hiệu trưởng Grüüne Ott, Trường Mẫu giáo Endla lưu ý giáo viên mầm non tại Estonia có trình độ học vấn cao nhưng vẫn thiếu kiến thức và cơ hội làm việc đặc biệt. Đơn cử, nếu trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tham gia học tập, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn để hỗ trợ những học sinh này.

“Chúng tôi đang gặt hái được nhiều thành tích, kết quả tích cực nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục phải đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng với sự chuyển mình của thế giới”, cô Grüüne bày tỏ.

Theo EW

Tác giả bài viết: Phạm Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập632
  • Hôm nay74,977
  • Tháng hiện tại353,107
  • Tổng lượt truy cập51,709,066
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944