Tín hiệu vui từ hiệu quả phân luồng

Thứ tư - 20/06/2018 21:16 521 0
GD&TĐ - Phân luồng hiệu quả ngay từ trường phổ thông, để làm sao cân đối hợp lý giữa học nghề và đại học cao đẳng là mong muốn cũng như nỗ lực to lớn nhiều năm nay của ngành Giáo dục.
Tín hiệu vui từ hiệu quả phân luồng

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 này, những thông tin về thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia đã phần nào cho thấy có những tín hiệu đáng mừng về việc phân luồng: nhiều thí sinh đã hướng đến các trường nghề thay bằng vào đại học.

Lời giải cho những bất hợp lý

Mới đây ngày 6/6/2018, tham gia phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, đề cập đến số 200.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải rõ, tính ra tỉ lệ thì con số này ở Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng số người có trình độ đại học.

Trong khi đó, trên thế giới con số trung bình này là 7%. Chính vì vậy, đây cũng là thực trạng bình thường và chúng ta không nên nghĩ rằng, cứ học đại học xong là phải có việc 100%. Việc một tỉ lệ nhất định người dù học tất cả các bậc nhưng không có việc là chuyện bình thường ở thế giới, chính điều đó sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, vươn lên của các cơ sở giáo dục.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, luôn có những câu hỏi trong xã hội về việc nhiều người có trình độ đại học vẫn thất nghiệp, trong khi nguồn cung về lao động phổ thông, lao động có trình độ tay nghề cao lại không đủ đáp ứng cầu của thị trường lao động. Những câu hỏi trên vừa đúng, nhưng cũng lại chưa chính xác.

Đúng là có tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa xin được việc làm, hoặc làm trái nghề nhưng đây là việc hoàn toàn bình thường vì thực tế nghề nghiệp còn theo sở thích, có thể người này học nghề này, nhưng ra trường họ lại thích công việc khác nên thay đổi nghề là việc hoàn toàn bình thường. Còn việc tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp sớm hay muộn còn được chi phối bởi nhiều yếu tố khác, do năng lực chuyên môn hoặc do nhu cầu lao động thời điểm đó.

PGS.TS Lê Văn Thanh – Viện Đại học Mở Hà Nội cho biết: Từ thực tế tuyển sinh nhiều năm qua ở Viện Đại học Mở cũng như thông tin chung ở nhiều trường đại học khác thì ngay trong số thí sinh dự thi, xét tuyển ĐH, CĐ nhiều em cũng chỉ đăng ký cho vui chứ chưa hẳn có ý định theo học trường nào đó. Thêm nữa năm nay các địa phương làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp nên nhiều học sinh tốt nghiệp THPT đã chọn học các trường nghề ở địa phương để có việc làm ngay.

Nỗ lực to lớn của các nhà trường

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Nhiều năm nay, tại các trường THPT của tỉnh, bên cạnh việc tổ chức dạy học thì việc tư vấn hướng nghiệp được triển khai mạnh.

Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết: "Chúng tôi đang đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Đề án “Dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020” nhằm quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020, với mục tiêu nâng tỷ lệ lao động phổ thông qua đào tạo lên 80%, qua đào tạo nghề là 64%.

Để đạt mục tiêu đó, tỉnh xác định công tác định hướng, phân luồng học sinh ngay từ bậc THCS, THPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, bằng các biện pháp đồng bộ, bước đầu cho hiệu quả tích cực.

Kinh nghiệm của chúng tôi là bên cạnh nỗ lực của các nhà trường thì cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, tăng cường đầu tư cho các Trung tâm GDNN-GDTX. Từ đó hướng người học sang học nghề ở ngay tại địa phương để có việc làm ổn định".

Ông Nguyễn Linh – Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), cho biết: Nhằm giúp học sinh có những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp, ngay từ đầu năm học, nhà trường phổ biến đến phụ huynh, học sinh về việc học tập, chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Các giáo viên chủ nhiệm là người hiểu năng lực học tập của học sinh nhất, cũng thường xuyên có những tư vấn riêng để trong đó hướng học sinh có lực học vừa phải vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tiến Dũng giãi bày: “Chúng tôi luôn yêu cầu các trường THPT tổ chức chương trình tư vấn, hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất cho mình. Các thầy cô giáo phải là người bạn, sẻ chia tâm sự, đưa ra lời khuyên để học sinh có quyết định đúng đắn nhất. Nhiều trường THPT của các huyện đã thực hiện rất tốt việc này. Thật đáng mừng là những nỗ lực của chúng tôi, các nhà trường và thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp đã làm thay đổi đáng kể suy nghĩ của phụ huynh và học sinh. Ở Nam Định, học sinh đã tự phân luồng cho chính mình, các em học giỏi chọn trường top đầu, còn nhiều em sức học vừa phải đã tìm đến các trường nghề”.

Tác giả bài viết: Hạ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập368
  • Hôm nay15,212
  • Tháng hiện tại293,342
  • Tổng lượt truy cập51,649,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944