Trường vùng khó ôn thi vào 10: Tận dụng tối đa thời gian và nhân lực

Thứ tư - 26/05/2021 03:59 210 0
GD&TĐ - Dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác ôn tập. Tuy nhiên, nhà trường, thầy cô và học sinh đang nỗ lực hết mình ở giai đoạn nước rút.
Trường vùng khó ôn thi vào 10: Tận dụng tối đa thời gian và nhân lực

Hỗ trợ tối đa

Thầy Hà Trần Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải - Yên Bái) cho biết: Trường có 61/146 HS khối 9 đăng ký dự thi vào lớp 10. Công tác ôn tập được nhà trường tiến hành từ tháng 3. Thời điểm hiện tại HS đã nghỉ hè, tuy nhiên để giúp HS ôn tập giai đoạn nước rút tại nhà hiệu quả, thầy cô vẫn hỗ trợ rốt ráo.

“GV soạn sẵn bộ đề cương trọng tâm kiến thức của 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh cho HS ôn. HS chưa làm được bài nào, mắc kiến thức ở đâu sẽ gửi lại câu hỏi qua Zalo hoặc Facebook để GV hỗ trợ. Do HS ôn tập tại nhà nên Ban giám hiệu (BGH) yêu cầu GV bằng mọi cách giữ mối liên hệ thường xuyên với HS, một mặt hỗ trợ kiến thức, mặt khác động viên tinh thần…” - thầy Hồng chia sẻ.

Dịch Covid-19 bùng phát nên Trường THCS Tân Long (Hướng Hóa – Quảng Trị) đã chuyển sang dạy và ôn tập trực tuyến, kết thúc vào ngày 25/5. Để HS lớp 9 ôn tập hiệu quả, nhà trường chỉ đạo GV soạn giáo án kiến thức cơ bản, gọn gàng, dễ nhớ. Đặc biệt, yêu cầu GV tương tác thường xuyên với HS trong quá trình ôn tập trực tuyến. Cùng đó, thái độ của GV trong quá trình ôn tập phải cởi mở, vui vẻ để HS không nhàm chán, ngại học, sợ hỏi… Trường tiến hành ôn tập thêm 2 tuần cho HS khối 9 với kiến thức phù hợp nhất.

“Để công tác ôn thi trực tuyến hiệu quả, BGH thay phiên nhau kiểm tra, giám sát quá trình ôn tập cho HS khối 9. Qua đó, kịp thời điều chỉnh nội dung, góp ý GV, HS những vấn đề cần thiết trong quá trình ôn tập không lãng phí thời gian, đạt hiệu quả tối đa…” - thầy Nguyễn Bá Tam, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Long thông tin.

Thầy Trần Đình Hòa, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Bố Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) cho hay: Do dịch ở địa phương được kiểm soát nên công tác ôn tập cho HS khối 9 diễn ra tại trường.

Dù chỉ có 13 HS đăng ký thi vào THPT nhưng công tác ôn tập giai đoạn này diễn ra nghiêm túc, khẩn trương. Ngoài ôn tập kiến thức cơ bản, còn cho HS làm và ôn bám theo đề các năm trước, hướng dẫn ôn tập của sở.

Nhà trường duy trì ôn tập cả tuần, luân phiên ôn các môn thi. Những GV “cứng” nhất được chọn để giúp HS ôn tập. Dự kiến hoạt động này kéo tới sát ngày thi tuyển sinh vào 10. HS ăn ở tại trường để bảo đảm sức khỏe, trật tự, thời gian…

Trường PTDTBT Tiểu học &THCS A Mú Sung (Bát Xát - Lào Cai) với đặc thù 100% HS dân tộc, điều kiện khó khăn nhưng công tác ôn tập được tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa.

Theo thầy Vi Hoài Thanh - Hiệu trưởng nhà trường, 18/46 HS khối 9 ôn thi THPT (trong đó 2 HS thi vào nội trú tỉnh; 11 HS thi vào nội trú huyện, 5 HS thi vào Trường THPT số 1 Bát Xát) nhưng công tác ôn tập trực tiếp tại trường không coi nhẹ, chủ quan. Nhà trường quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép vừa ôn tập hiệu quả vừa phòng, chống dịch cho HS. Trên lớp ôn tập, mỗi HS ngồi 1 bàn. Mọi sinh hoạt, ngủ nghỉ tại khu nội trú cũng thực hiện giãn cách.

Trong giai đoạn nước rút, GV chủ yếu cho HS luyện đề. Tuy vậy, với  nhóm HS có nguyện vọng thi giống nhau, ngoài giờ ôn tập trung, thầy cô bộ môn sẽ thu xếp thời gian ngồi riêng để trao đổi, ôn tập thêm nội dung kiến thức cần thiết. “Công tác ôn tập cho 18 HS thi THPT được trường tạo điều kiện tối đa từ nhân lực tới vật lực, dự kiến kéo dài tới 31/5”, thầy Thanh nói.

Trường vùng khó ôn thi vào 10: Tận dụng tối đa thời gian và nhân lực - Ảnh minh hoạ 2
Số lượng HS lớp 9 Trường PTDTNT THCS Bố Trạch (Quảng Bình) đăng ký thi vào lớp 10 khá ít nhưng công tác ôn tập vẫn nghiêm túc. Ảnh: NTCC

Phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả

Từ việc đăng ký thi vào THPT của HS vùng khó cho thấy, HS có xu hướng lựa chọn học tập phù hợp với năng lực và điều kiện bản thân. Điều này chứng tỏ công tác phân luồng, hướng nghiệp tại các trường được quan tâm và đi đúng hướng.

Trường PTDTBT THCS Khao Mang năm nay có 61/146 HS khối 9 đăng ký dự thi vào lớp 10. Số HS còn lại chọn học trung cấp, cao đẳng nghề để khi ra trường vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có bằng nghề.

67/80 HS lớp 9 Trường PTDTNT THCS Bố Trạch không đăng ký thi vào 10 do trường THPT xa nhà, HS chuyển sang học nghề để ra trường có việc làm ngay, hỗ trợ gia đình và bản thân.

Theo thầy Trần Đình Hòa, những năm trước, HS chưa được phân luồng, hướng nghiệp tốt nên sau khi tốt nghiệp THCS gần như 100% đăng ký học tiếp THPT. Sau khi được tư vấn, thấy học trường nghề phù hợp hơn với thực tế địa phương và bản thân, nhiều em đã chuyển hướng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập819
  • Hôm nay29,673
  • Tháng hiện tại307,803
  • Tổng lượt truy cập51,663,762
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944