Vấn đề về quyền trẻ em trong Luật Giáo dục

Chủ nhật - 17/03/2019 03:12 715 0

Vấn đề về quyền trẻ em trong Luật Giáo dục

GD&TĐ - Giáo dục hòa nhập; việc tham gia của trẻ em trong trường học; hướng nghiệp và dạy nghề; các khoản thu trong nhà trường và bạo lực học đường là những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) theo tổng hợp của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Quy định cụ thể các khoản thu ngoài học phí

Hiện nay, có nhiều khoản thu trong trường học còn chưa phù hợp, tuy mang tính tự nguyện song thực tế là bắt buộc, lại thu dồn dập đầu năm khiến nhiều gia đình gặp khó khăn. Mặt khác, các đối tượng được miễn, giảm học phí còn hạn chế, thủ tục còn phức tạp. Việc sử dụng các khoản thu trong trường học chưa được công khai, chưa thấy rõ hiệu quả sử dụng.

Đề nghị đưa nội dung về quy định các khoản thu dịch vụ khác ngoài học phí (nếu có) tại khoản 3 điều 95 thành một điều riêng, quy định cụ thể nhằm tránh tình trạng lạm thu cũng như không làm phát sinh thêm các khoản thu mới, đồng thời nghiên cứu việc miễn, giảm các khoản thu dịch vụ khác ngoài học phí cho các đối tượng chính sách, khó khăn về kinh tế.

Đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đa số ý kiến bày tỏ sự phấn khởi trước quy định trẻ em mầm non năm tuổi, HS tiểu học, THCS công lập được miễn học phí; đồng thời có một số nội dung góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật, cụ thể:

Khoản 2, điều 81, đề nghị bỏ cụm từ “có hoàn cảnh khó khăn” sau cụm từ “người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế”, đề xuất có chính sách trợ cấp đối với tất cả người tàn tật, khuyết tật, không nhất thiết phải có điều kiện khó khăn về kinh tế.

Cần quy định trong luật về vấn đề bạo lực học đường

Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang có xu hướng tăng trong môi trường giáo dục khiến nhiều em hết sức lo lắng. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi hiện nay chưa có các điều khoản đề cập trực tiếp nội đung này. Theo ý kiến các em, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Cần thiết phải có điều khoản quy định cụ thể hoặc lồng ghép trong các điểu khoản nội dung nghiêm cấm dưới mọi hình thức các hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể, thể chất của trẻ em. Có cơ chế cho HS thành lập các hội đồng HS để HS có đủ tự tin nói lên các vấn đề của mình.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Tập huấn, trang bị kiến thức, chuyên môn về tâm lý cho giáo viên. Cung cấp thông tin về hoạt động của các phòng tâm lý học đường cho HS được biết. Tăng cường giáo dục cho cộng đồng về quyền trẻ em, kỹ năng lắng nghe trẻ trong mọi trường hợp.

Vấn đề về quyền trẻ em trong Luật Giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Nhiều quyền của trẻ em cần được bổ sung vào Luật. Ảnh minh họa 

Có cơ chế tố cáo, xử lý khiếu nại cho trẻ em thông qua các tổ chức hiệp hội cho trẻ em, tổ chức các chiến dịch truyền thông về bảo vệ trẻ em, về phòng chống bạo lực học đường.

Tăng cường giáo dục kỹ năng bảo vệ an toàn qua mạng, kỹ năng thương lượng, giải quyết tình huống mâu thuẫn cho trẻ em. Tập huấn cho giáo viên các hình thức kỷ luật tích cực, tránh bạo lực cho trẻ.

Nghiên cứu lồng ghép một số nội dung của Luật Trẻ em trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong công tác bảo vệ trẻ em...

Dạy sớm hơn nội dung hướng nghiệp

Theo tổng hợp ý kiến HS góp ý sửa Luật Giáo dục, hiện nay việc định hướng nghề nghiệp, dạy nghề cho trẻ em còn mang tính hình thức, chưa thực tế, nặng về lý thuyết. Các môn học chưa phong phú, không phù hợp với sở thích, không tạo được sự hứng thú. Từ đó, một số ý kiến đề xuất như sau:

Đề nghị đưa nội dung hướng nghiệp cho trẻ em sớm hơn, phân bố đều trong kỳ học, có thể bắt đầu từ đầu cấp THCS đến hết lớp 9, thay vì chỉ bố trí một vài buổi học, tập trung vào khối lớp 8, 9 như hiện nay.

Tăng cường phố biến tới phụ huynh, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học nghề và định hướng nghề nghiệp cho trẻ em.

Hướng nghiệp cho trẻ em nên hướng tới sự chuyên biệt, phù hợp với sở thích, năng lực đối với từng nhóm đối tượng thay vì diện rộng như hiện nay.

Thành lập các phòng tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường. Trong trường hợp chưa đáp ứng được, cần tập trung tập huấn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về nội dung hướng nghiệp, bởi chính các thầy cô là người nắm được nhất các sở trường, năng lực của từng em.

Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, chú ý lựa chọn các môn học, ngành học bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.

Vấn đề về quyền trẻ em trong Luật Giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
 Ảnh minh họa

Quan tâm đến giáo dục hòa nhập ở các cấp học

Liên quan đến học hòa nhập của trẻ khuyết tật và nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác, tổng hợp của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về ý kiến trẻ em có đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Giáo dục sửa đổi một số nội dung sau:

Thứ nhất: Đề xuất miễn hoàn toàn học phí và các chi phí ngoài học phí cho các đối tượng HS khuyết tật, rộng hơn là học sinh (HS) dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ở tất cả các bậc học.

Thứ 2: Cần quan tâm đến vấn đề giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học để HS khuyết tật có cơ hội phát triển bình đẳng như các bạn khác. Nghiên cứu yếu tố hòa nhập trong việc thiết kế, xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục.

Thứ 3: Cần nhân rộng việc học song ngữ trong các trường dân tộc nội trú để các em có điều kiện hòa nhập, phát triển so với học sinh vùng đồng bằng, đô thị.

Thứ 4: Có giải pháp nhằm phòng ngừa các nguy cơ (xâm hại, nghiện hút...) đối với trẻ em là HS trong các trường dân tộc nội trú.

Trẻ em cần được lắng nghe

Theo phản ánh của học sinh, hiện nay vấn đề tham gia của trẻ em trong trường học còn hạn chế như: Không được xin ý kiến liên quan đến xây dựng nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học; vẫn còn tâm lý tự ti, chưa mạnh dạn, kỹ năng bày tỏ ý kiến của trẻ em hạn chế; tâm lý áp đặt của thầy cô, người lớn; chưa có nhiều diễn đàn để lắng nghe tiếng nói trẻ em... Nhiều ý kiến trẻ em đề xuất một số giải pháp:

Cần cung cấp, trang bị kiến thức về Luật Trẻ em, quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ, chú trọng vào việc hình thành sự tự tin, kỹ năng nói, trình bày quan điểm, ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của trẻ em.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường và giáo viên trong việc lắng nghe, giải quyết ý kiến, nguyện vọng trẻ em, coi trẻ em là đối tượng cần lấy ý kiến trong quá trình xây dựng các nội quy, quy chế, quy định trong môi trường giáo dục.

Cần có cơ chế tiếp nhận, phản hồi, giải đáp các thông tin, thắc mắc, phản ánh của trẻ em. Quan tâm đến việc bảo vệ danh dự và giữ gìn sự an toàn của trẻ em.

Tổ chức các diễn đàn đối thoại và lắng nghe ý kiến phản ánh, tâm tư nguyện vọng của trẻ em. Tập trung giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của trẻ em.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay29,981
  • Tháng hiện tại308,111
  • Tổng lượt truy cập51,664,070
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944