GD&TĐ - Liên quan đến đề xuất chính sách tín dụng sư phạm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cơ bản đồng tình với chính sách tín dụng dành cho học sinh, sinh viên sư phạm như trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
GD&TĐ - Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Chính phủ có Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, trong đó có chính sách về phổ cập giáo dục và giáo dục hòa nhập.
GD&TĐ - Chính sách ưu tiên phát triển nhân tài trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là một trong những nội dung mà Chính phủ đã có báo cáo giải trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Ngoài ra, Chính phủ cũng có giải trình về chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và về tên gọi các cấp học của giáo dục phổ thông.
GD&TĐ - Nhằm vận dụng đúng quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đại biểu Quốc hội Phùng Thị Thường (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị quy định các chính sách toàn diện, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà trường, nhà giáo và người học trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
GD&TĐ - Thời gian qua, tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận khi tiến hành sửa đổi Luật Giáo dục, là việc bỏ chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm để thay thế bởi chế độ tín dụng sư phạm. Theo đó, thay vì được miễn học phí như trước đây, dự thảo mới quy định sinh viên sư phạm sẽ được hưởng chế độ tín dụng với các khoản vay bao gồm sinh hoạt phí và học phí trong quá trình học tập.
GD&TĐ - Theo các chuyên gia giáo dục, sửa đổi Luật Giáo dục lần này là một trong những giải pháp cơ bản, tạo hành lang pháp lý quan trọng, từ đó hoàn hiện thể chế và chính sách có liên quan để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
GD&TĐ - Sáng nay (15/2), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp thường trực ủy ban mở rộng về Luật Giáo dục (sửa đổi). Ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì phiên họp. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ.