GD&TĐ - Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quôc hội không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Cơ quan soạn thảo có ý kiến như sau:
GD&TĐ - Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cho biết, về cơ bản nhất trí với phạm vi, nội dung, bố cục của các điều Luật được sửa đổi lần này.
GD&TĐ - Cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GD ĐH), bên cạnh việc nhất trí về sự cần thiết phải sửa Luật, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận, cho ý kiến nhiều về các vấn đề như: Tự chủ ĐH, quy hoạch mạng lưới và xếp hạng các trường ĐH...
GD&TĐ - Đa số ý kiến nhất trí bổ sung một điều quy định cụ thể về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục trên cơ sở phát triển và luật hóa các quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2015.
GD&TĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động lấy ý kiến góp ý cho Luật Giáo dục (sửa đổi), có 7 hội thảo, hội nghị, tọa đàm thảo luận về vấn đề chính sách cử tuyển. Tổng hợp cùng góp ý từ 53 sở GD&ĐT, đa số ý kiến nhất trí với quy định thu hẹp đối tượng cử tuyển.
GD&TĐ - Tổng hợp của Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) – về các ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cho thấy: đa số ý kiến nhất trí với Điều 94 của dự thảo Luật quy định: “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước”.
GD&TĐ - Theo Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Chính phủ, đa số ý kiến nhất trí với quy định về chế độ tín dụng sư phạm và phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp được đề xuất trong dự thảo Luật.
GD&TĐ - Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định tại dự thảo Luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
GD&TĐ - Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của nhân dân: Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
GD&TĐ - Đa số ý kiến nhất trí với Điều 53 và Điều 58 của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định về tổ chức, quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền chủ động của nhà trường thông qua các quy định về hội đồng trường trong cơ sở giáo dục phổ thông.