3 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí

Thứ sáu - 29/12/2023 08:26 258 0
GD&TĐ - Thầy cô tổ Tự nhiên, Hệ thống Giáo dục Hocmai phân tích đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 môn Vật lí.
3 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí

Đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 môn Vật lí gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi) thực hiện trong thời gian 50 phút. Trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án; 4 câu đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi; 6 câu dạng trả lời ngắn.

Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy biết - hiểu - vận dụng theo tỉ lệ 40%-30%-30%; tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Vật lí: nhận thức vật lí; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học theo tỉ lệ 42,5%-12,5%-45%.

Bảng năng lực - cấp độ tư duy thể hiện trong đề minh họa cấu trúc định dạng đề tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Vật lí như sau:

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

Tổng

Phần I

Phần II

Phần III

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Nhận thức vật lí

7

1

2

1

2

1

1

1

1

17

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

1



1

2

1




5

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

5

1

4


4


1

2

18

Tổng

9

6

3

6

4

6

1

2

3

40

Tỉ lệ

22,5%

15%

7,5%

15%

10%

15%

2,5%

5%

7,5%

100%

Điểm tối đa

4,5

4

1,5

10

Đề bao gồm 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm như sau:

Dạng thức 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn, 1 phương án đúng), là dạng câu hỏi phổ biến được áp dụng nhiều năm tại Việt Nam. Đề thi gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng với tỉ lệ 23%-15%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 15%-10%-15%. Cách tính điểm các câu hỏi thuộc dạng thức này như sau:

Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.

Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

Thí sinh có thể đã gặp dạng câu hỏi này trong các đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hay đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng với tỉ lệ 3%-5%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Tại thời điểm này, Chương trình GDPT mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chỉ thuộc chương trình lớp 10. Nội dung câu hỏi gắn với các bối cảnh có ý nghĩa liên quan đến thực tiễn, ứng dụng của vật lí trong đời sống, khoa học và công nghệ. Các dạng thức trắc nghiệm mới phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập839
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm838
  • Hôm nay57,302
  • Tháng hiện tại335,432
  • Tổng lượt truy cập51,691,391
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944