Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh từ năm 2025 có gì mới?

Thứ sáu - 29/12/2023 04:11 90 0
GD&TĐ - Thầy cô tổ Tiếng Anh, Hệ thống giáo dục Hocmai phân tích điểm mới trong đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn học này.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh từ năm 2025 có gì mới?

Theo đó, đề minh họa gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút bao gồm các dạng bài như sau:

Phát âm (2 câu) gồm phát âm nguyên âm và phụ âm (không mới);

Trọng âm (2 câu) gồm trọng âm từ 2 âm tiết và 3 âm tiết (không mới);

Hoàn thành câu: (5 câu) tương ứng 4 chuyên đề ngữ pháp và một câu về từ vựng;

Hoàn thành nội dung quảng cáo/ thông báo (dạng bài mới);

Lồng ghép chuyên đề ngữ pháp và từ vựng như: giới từ; mạo từ; loại từ; bị động; câu điều kiện; từ vựng. Tuy vẫn là các chuyên đề ngữ pháp, nhưng học sinh cần đọc hiểu thông tin trong một văn bản. Mức độ khó hơn, phân hoá hơn hoàn thành câu với các từ đơn lẻ;

Sắp xếp thứ tự các câu thành một đoạn văn/ lá thư hoàn chỉnh (dạng bài mới). Mỗi đoạn gồm 5, 6 câu, vị trí đang bị xáo trộn cần đọc hiểu ý và sắp xếp lại theo trình tự đúng, đây là dạng bài cần kĩ năng đọc hiểu, từ vựng và logic về sắp xếp ý.

Hoàn thành đoạn văn bằng các đoạn thông tin còn thiếu. Đây là dạng bài mới so với kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Thay vì chỉ điền từng từ vào chỗ trống, dạng bài đang yêu cầu học sinh có kiến thức đọc hiểu sâu, logic, đồng thời ngữ pháp phải vững để lựa chọn các cụm từ/ câu văn đúng vào chỗ trống;

Hoàn thành đoạn văn với các từ còn thiếu: đại từ quan hệ; liên từ; từ vựng; liên từ. Đây là dạng bài này quen thuộc với cấu trúc thi trước đây.

Đọc hiểu: Gồm 2 bài Bài đọc hiểu 5 câu và Bài đọc hiểu 7 câu. 2 dạng bài này giữ nguyên cấu trúc thi hay gặp của đọc hiểu gồm các câu hỏi: nội dung chính của bài, câu hỏi chi tiết, câu hỏi từ vựng, câu hỏi đại từ thay thế, tìm từ trái nghĩa, câu hỏi suy luận.

Có thể nói, đề thi vẫn có những dạng bài quen thuộc như bài phát âm, trọng âm, hoàn thành câu, hoàn thành đoạn văn với các từ đơn, đọc hiểu. Nhưng bên cạnh đó là sự biến mất các dạng bài hay gặp trước đây như: sửa lỗi sai, viết lại câu, nối câu, chức năng giao tiếp; thay bằng các dạng bài hoàn thành đoạn văn bằng các cụm từ/ câu, hoàn thành thông tin của bài quảng cáo/ thông báo, sắp xếp trật tự đoạn văn/ lá thư.

Có thể thấy rõ ràng mức độ đề khó hơn, phân loại mạnh hơn và xoáy sâu vào kỹ năng đọc hiểu, phân tích thông tin và sắp xếp ý logic của học sinh, bám sát định hướng đề thi đánh giá năng lực. Với đề thi này, các trường đại học hoàn toàn có thể tự tin sử dụng để xét tuyển đại học.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1389 | lượt tải:302

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:287

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2408 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:477

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2230 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập583
  • Hôm nay8,349
  • Tháng hiện tại10,218
  • Tổng lượt truy cập50,558,594
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944