49% trường đại học có đào tạo liên thông

Thứ hai - 18/12/2023 03:42 226 0
GD&TĐ - Nhu cầu dạy và học liên thông tương đối lớn, minh chứng qua con số 49% số trường đại học (trừ khối quốc phòng, an ninh) có đào tạo hình thức này.
49% trường đại học có đào tạo liên thông

Ngày 18/12, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Bộ GD&ĐT tổ chức toạ đàm "Chuyên gia trong nước và quốc tế về liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam".

Bà Nguyễn Thảo Hương chia sẻ thông tin tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng
Bà Nguyễn Thảo Hương chia sẻ thông tin tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Tại tọa đàm, bà Nguyễn Thảo Hương, chuyên viên Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ năm 2017, Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, cao đẳng với trình độ đại học.

Hiện, tổng số cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam là 243 trường (không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh).

Trong số này, số trường có đào tạo liên thông là 134 trường, chiếm 49% số cơ sở đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu dạy và học liên thông là tương đối lớn.

Biểu đồ số lượng, tỷ lệ trường có đào tạo liên thông. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Biểu đồ số lượng, tỷ lệ trường có đào tạo liên thông. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Bà Nguyễn Thảo Hương cho biết thêm, ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học có nhu cầu liên thông lớn nhất.

Điều này dễ giải thích vì hiện 2 ngành này được đào tạo ở trình độ trung cấp và cao đẳng, trong khi yêu cầu giáo viên với bậc mầm non và tiểu học ngày càng khắt khe, số lượng giáo viên có bằng trung cấp và cao đẳng học liên thông để lấy bằng đại học ngày càng nhiều.

Tiếp đó, những ngành Luật, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Dược học, Điều dưỡng, Y khoa, Luật kinh tế, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử cũng là những ngành đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng.

Do đó để đáp ứng yêu cầu công việc cũng như nâng cao trình độ, số lượng người học có nhu cầu học lên đại học rất lớn.

Thống kê của Bộ GD&ĐT cũng cho thấy, số trường đào tạo liên thông chính quy từ cao đẳng lên đại học có số lượng nhiều nhất, với 85 trường. Trong khi đó, đào tạo liên thông chính quy từ trung cấp lên đại học chỉ chiếm phân nửa số trường đào tạo.

Về chương trình đào tạo, hình thức liên thông vừa làm vừa học từ cao đẳng lên đại học cũng chiếm số lượng nhiều nhất với 411 chương trình.

Tổng quy mô sinh viên liên thông hiện nay là trên 108.000 người, trong đó số liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hình thức vừa làm vừa học có trên 41.000 người học; chiếm 0,05% tổng quy mô sinh viên trên cả nước (quy mô sinh viên năm học 2021-2022 có trên 2,1 triệu người).

Thống kê 10 ngành đào tạo liên thông quy mô nhiều nhất. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Thống kê 10 ngành đào tạo liên thông quy mô nhiều nhất. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Theo bà Nguyễn Thảo Hương, hiện có nhiều vướng mắc, khó khăn trong đào tạo liên thông.

Một trong những khó khăn lớn đối với cơ sở đào tạo là việc chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông bị hạn chế theo quy định của Quyết định 18/2017/QĐ-TTg: "Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo".

Quy định chỉ tiêu dành cho đào tạo liên thông không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy khiến cho nhiều trường muốn giảm chỉ tiêu chính quy và nhận thêm chỉ tiêu liên thông cũng không thực hiện được.

Ngoài ra, Quyết định 18 đã yêu cầu các cơ sở đào tạo phải ban hành quy định về việc công nhận và miễn trừ các tín chỉ đã tích lũy của người học. So với các quy định trước đó, đây là một bước đột phá, nhưng chưa hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều cơ sở đào tạo chưa biết cách triển khai, hoặc khi triển khai thì còn lúng túng.

TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM góp ý tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM góp ý tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Cũng tại tọa đàm, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trình bày các nội dung chính của dự thảo Nghị định liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng báo cáo những mô hình, chính sách đào tạo liên thông của Mỹ, Australia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập838
  • Hôm nay52,035
  • Tháng hiện tại330,165
  • Tổng lượt truy cập51,686,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944