Ấm áp tình đồng nghiệp

Thứ tư - 09/03/2022 21:57 175 0
GD&TĐ - Hơn 3 tuần sau khi học sinh trở lại học trực tiếp, nhiều giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM không may bị nhiễm Covid-19.
Ấm áp tình đồng nghiệp

Thế nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, các thầy cô đã vượt lên khó khăn mang lại giờ học hiệu quả cho học sinh.

San sẻ gánh nặng, nỗ lực tương trợ

Gần 1 tuần nay, lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) sĩ số đến lớp chỉ dừng lại ở con số 35 thay vì 46, bởi nhiều em trong lớp thuộc trường hợp F0, F1. Trước tình hình này, giáo viên trong trường vừa phải kết hợp dạy trực tuyến và trực tiếp.

Có mặt tại trường vào lúc 6 giờ 55 phút, một ngày làm việc của cô  Lê Phan Phương Ngọc giáo viên dạy Toán khá vất vả. Tiết 1 dạy trực tiếp ở lớp 11, đến tiết 2 và 3, cô giáo lại phải “đôn đáo” chạy sang lớp 12 để dạy song hành trực tiếp và trực tuyến. Tiết 4, 5 lại dạy trực tuyến cho lớp có hơn 50% bị nhiễm Covid-19 và thuộc diện F1 đang phải học từ xa. Trong quá trình dạy, cô Ngọc liên tục nhắc nhở, hỏi han học sinh, đồng thời cố gắng nói thật to, rõ để các em, dù học trực tiếp hay trực tuyến đều có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất có thể.

“Trước kia, lịch dạy buổi sáng của chúng tôi chỉ có 3 tiết, nhưng tuần trước ai cũng kín lịch 5 tiết. May mắn tuần này một số đồng nghiệp nhiễm Covid-19 đã khỏe hơn nên bắt đầu dạy trực tuyến, nhờ đó, thầy cô trong tổ cũng đỡ vất vả hơn nhiều”, cô Ngọc chia sẻ.

Cô Ngọc cho biết: Tổ Toán có 7/12 giáo viên bị nhiễm Covid-19. Cao điểm tuần vừa rồi trong tổ có 3 thầy cô nhiễm cùng lúc. Do đó bên cạnh lịch dạy của mình, các giáo viên trong tổ đều tự cố gắng sắp xếp lại thời gian để đăng ký tương trợ thêm công việc của đồng nghiệp đang là F0.

“Trước kia, lịch dạy buổi sáng của chúng tôi chỉ có 3 tiết, nhưng tuần trước ai cũng kín lịch 5 tiết. May mắn tuần này một số đồng nghiệp nhiễm Covid-19 đã khỏe hơn nên bắt đầu dạy trực tuyến, nhờ đó, thầy cô trong tổ cũng đỡ vất vả hơn nhiều”, cô Ngọc chia sẻ.

Thầy Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết: Đặc thù công việc của giáo viên THPT là một người dạy nhiều lớp. Do đó, khi các lớp nhiễm Covid-19, lịch làm việc của thầy, cô thay đổi liên tục. Khi có giáo viên bị nhiễm, tổ bộ môn sẽ phân công người khác, kể cả ban giám hiệu dạy thế. Trường hợp không có giáo viên, trường sẽ cử một giáo viên khác quản lý lớp, giáo viên bộ môn ở nhà dạy trực tuyến qua màn hình máy chiếu cho học sinh.

“Trong những lúc khó khăn như thế này mới thấy hết giá trị của tình đồng nghiệp. Các giáo viên trong trường đều nỗ lực tương trợ nhau, người này làm thay phần công việc của người kia, san sẻ gánh nặng công việc cho nhau. Điều quan trọng hơn cả là các thầy cô đều mong muốn học sinh không bị ảnh hưởng đến việc học hành, tiếp tục duy trì việc đến trường học trực tiếp”, thầy Đảo chia sẻ.

Ấm áp tình đồng nghiệp - Ảnh minh hoạ 2
Cô Vy dạy trực tuyến cho học sinh ngay ngày đầu tiên phát hiện bản thân bị nhiễm Covid-19.

Tự nguyện bám lớp

Sáng sớm 8/3, thấy người hơi mệt, cô Văn Ngọc Tường Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1.4, Trường Tiểu học Lê Văn Việt test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Để học sinh không bị gián đoạn việc học, lớp học của cô Vy chuyển hoàn toàn sang hình thức dạy học trực tuyến từ buổi chiều cùng ngày.

Cô Vy kể: Mặc dù trong người cảm thấy hơi nhức mỏi và đau họng, nhưng lịch dạy học trực tuyến của cô cũng không khác gì với trước đây. Buổi sáng 7 giờ 30 phút sẽ bắt đầu đến 10 giờ. Còn buổi chiều sẽ bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc vào lúc 15 giờ 30 phút.

“Trải qua một học kỳ học trực tuyến, giờ đây khi trở lại hình thức học này đa phần học sinh đã tự ý thức được mà không cần phụ huynh ngồi bên cạnh. Dẫu biết các em sẽ thiệt thòi hơn so với bạn ở lớp khác, nhưng vì an toàn sức khoẻ, cô trò cùng nhau cố gắng và ba mẹ phối hợp với cô rất nhịp nhàng”, cô Vy tâm sự.

“Nhà trường không bắt buộc giáo viên F0, F1 phải dạy trực tuyến. Bản thân tôi tuy là F1, ngừng đến trường nhưng vẫn không ngừng dạy học. Hàng ngày tôi vẫn tham gia giảng dạy dạy nhằm đảm bảo kiến thức, để học sinh khi trở lại học trực tiếp không bị hụt hẫng kiến thức”, cô Ngô Thị Yến.

Không chỉ lớp cô Vy, Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) hiện có 5 lớp học trực tuyến. Nhiều lớp còn lại kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Từ khi trở lại học trực tiếp đến nay, nhiều giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Việt liên quan đến yếu tố dịch tễ, ban giám hiệu nhà trường đã linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến. Các thầy cô luôn nỗ lực tham gia giảng dạy đảm bảo đúng tiến độ chương trình.

“Nhà trường không bắt buộc giáo viên F0, F1 phải dạy trực tuyến. Bản thân tôi tuy là F1, ngừng đến trường nhưng vẫn không ngừng dạy học. Hàng ngày tôi vẫn tham gia giảng dạy dạy nhằm đảm bảo kiến thức, để học sinh khi trở lại học trực tiếp không bị hụt hẫng kiến thức”, cô Ngô Thị Yến, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Việt cho hay.

Cô Phạm Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt chia sẻ: “Đến ngày 8/3, trường có 5 giáo viên mắc Covid-19 và thuộc diện F1. Các giáo viên bị nhiễm Covid-19 hay liên quan đến yếu tố dịch tễ mặc dù không đến trường làm việc, nhưng trên thực tế vẫn đang đảm nhận các buổi dạy trực tuyến. Nhà trường vẫn động viên các thầy cô việc dạy học trực tuyến phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự tự nguyện của chính giáo viên chứ không ép buộc. Tuy vậy ở trường chúng tôi, 100% giáo viên bị nhiễm Covid-19 và F1 đều tự đề nghị được phân công dạy trực tuyến”.

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Công tác chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay: “Các thầy cô bị nhiễm Covid-19 phải thực hiện cách ly y tế đã ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy trực tiếp, gây khó khăn cho nhà trường. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn nỗ lực để việc dạy học được đảm bảo theo tiến độ chương trình. Những trường hợp cán bộ, giáo viên nhiễm Covid-19 hay thuộc diện F1, ngành Giáo dục vẫn ưu tiên tập trung điều trị đảm bảo sức khoẻ để quay lại việc giảng dạy và học tập. Tuy vậy nhiều thầy cô sức khỏe đảm bảo, ổn định đã tình nguyện tham gia dạy học trực tuyến”.

Tác giả bài viết: Hồ Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay77,428
  • Tháng hiện tại355,558
  • Tổng lượt truy cập51,711,517
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944