Bàn giải pháp thực hiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo

Thứ sáu - 22/12/2023 06:34 124 0
Phiên họp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, do Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức. Tạo cơ hội học tập cho mọi người Tại phiên họp, các chuyên gia, nhà khoa học cho ý kiến về một số nội dung như: quy định liên thông giữa các...
Bàn giải pháp thực hiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo

Phiên họp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, do Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức.

Tạo cơ hội học tập cho mọi người

Tại phiên họp, các chuyên gia, nhà khoa học cho ý kiến về một số nội dung như: quy định liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; những chương trình đào tạo, bồi dưỡng nào mà người học đã tham gia học tập (tích lũy); chương trình nào được xem xét công nhận miễn trừ khi tham gia học tập các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học;

Các đại biểu cũng cho ý kiến về hình thức đào tạo, bồi dưỡng mà người học đã tham gia học tập (đã tích lũy) được xem xét, công nhận, miễn trừ khi học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học;

Điều kiện của người học khi theo học (tích lũy) các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để được xem xét công nhận miễn trừ khi tham gia học tập tại các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; Mức độ công nhận, miễn trừ khối lượng kiến thức, kỹ năng mà người học đã học tập (đã tích lũy) khi theo học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Các chuyên gia cũng góp ý về dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

PGS.TS Tô Bá Trượng - Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục đặt vấn đề, đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục có ý nghĩa lớn, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người có khả năng được học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể;

Đồng thời, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo PGS.TS Tô Bá Trượng, đào tạo liên thông trong giáo dục đảm bảo sự thống nhất và kế thừa trong quá trình đào tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của các cơ sở đào tạo và phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội; tăng cường tính tự chủ trong giáo dục.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, người học không vào được ngành học hoặc bậc học theo ý muốn. Người học có quyền tự do lựa chọn để tiếp tục học lên những bậc học cao hơn hoặc học những ngành nghề phù hợp khi điều kiện của bản thân và gia đình cho phép.

Đào tạo liên thông giữa phương thức giáo dục và các cấp, trình độ đào tạo là sự thông suốt đa chiều, bảo đảm tính kế thừa, thống nhất và chuyển tiếp liên tục hệ thống kiến thức, kỹ năng giữa các trình độ đào tạo, giữa các hình thức và phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Phiên họp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Phiên họp.

Xu hướng tất yếu của thời đại

Khẳng định, đào tạo liên thông là xu hướng tất yếu của thời đại, PGS.TS Tô Bá Trượng nhìn nhận, qua đây tạo điều kiện cho mọi người có thể học thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Giáo dục liên thông trong giáo dục nghề nghiệp và đại học sẽ tận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã có để có thể tiếp tục vào đại học, giảm bớt được thời gian, công sức và tài chính của người học. Xã hội nhanh chóng có được đội ngũ cán bộ sớm tham gia vào thị trường lao động, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Sau khi phân tích những hạn chế chủ yếu của đào tạo liên thông, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) đề xuất một số giải pháp tháo gỡ như: Hoàn thiện luật pháp liên quan đến giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo liên thông nói riêng; hình thành cơ chế Hội đồng liên thông theo ngành và ký kết các thỏa thuận liên thông;

Xây dựng văn hóa hợp tác giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; thống nhất cấu trúc chương trình giảng dạy giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở ngành học; ưu tiên kiểm định chương trình theo ngành học; ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo nói chung và đào tạo liên thông nói riêng.

Chuyên gia phát biểu, cho ý kiến tại Phiên họp.

Chuyên gia phát biểu, cho ý kiến tại Phiên họp.

Ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhắc lại, các ý kiến đều thống nhất bản chất liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho người học có khả năng được học tập liên tục, suốt đời.

Có ba vấn đề mấu chốt của đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo dục đại học là: Thứ nhất, liên thông từ trình độ này sang trình độ khác (thực chất là liên thông các chương trình đào tạo);

Thứ hai, liên thông từ cơ sở đào tạo này sang cơ sở đào tạo khác (thực chất là liên thông các cơ sở đào tạo);

Thứ ba, liên thông các hình thức đào tạo, thực chất là liên thông giữa hình thức đào tạo chính quy và đào tạo không chính quy, từ niên chế sang tín chỉ.

Vấn đề cốt yếu đi liền với đào tạo liên thông là sự công nhận những kết quả học tập trước đó của người học.

Đề cập đến các loại hình đào tạo liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; Thứ trưởng trao đổi, có liên thông dọc, liên thông ngang và liên thông chéo.

Liên quan đến dự thảo Nghị định “Quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân” (dự thảo Nghị định), Thứ trưởng gợi mở, dự thảo cần tập trung nhiều hơn vào xây dựng chính sách, tạo cơ hội cho người học và các cơ sở giáo dục đại học; đồng thời đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Theo gợi ý của Thứ trưởng, chúng ta có thể xây dựng hội đồng liên thông; cấp cơ sở có thể xây dựng quy chế với những chuẩn mực và có sự liên kết, liên minh nhằm bảo đảm công bằng với người học; đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, các thông tin phải minh bạch, công khai.

Thứ trưởng đề nghị, Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo nghị định; đồng thời bổ sung căn cứ và phân tích kỹ hơn dữ liệu. Nếu có điều kiện, có thể tiến hành khảo sát đánh giá của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. “Làm sao quy định được các thành phần cốt lõi của chương trình đào tạo” – Thứ trưởng lưu ý.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, dự thảo Nghị định cần quy định, nguyên tắc chung, đồng thời đi sâu vào những vấn đề cụ thể. Thứ trưởng đề nghị, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tham gia sâu sắc và nhiều hơn vào quá trình xây dựng nghị định.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay8,330
  • Tháng hiện tại475,085
  • Tổng lượt truy cập51,831,044
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944