Bộ GD&ĐT có thể chấm thẩm định ở địa phương có dấu hiệu bất thường

Thứ bảy - 14/07/2018 05:55 662 0
GD&TĐ - Nếu phát hiện bất thường, Bộ GD&ĐT có thể tiến hành chấm thẩm định ở địa phương. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết như vậy khi chia sẻ về kết quả thi THPT quốc gia năm 2018.
Bộ GD&ĐT có thể chấm thẩm định ở địa phương có dấu hiệu bất thường

- Khi kết quả thi được công bố, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ ra một số điểm bất thường trong kết quả thi của tỉnh Hà Giang. Quan điểm của Bộ GD&ĐT về vấn đề này như thế nào?

Sau khi nhận được thông tin, Bộ GD&ĐT đã chủ động và có công văn đề nghị Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia của Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi; nếu phát hiện sai phạm sẽ nghiêm khắc xử lý theo quy định.

Trong thực tế, việc gian lận hết sức khó khăn vì tất cả quy trình tổ chức kỳ thi về mặt kỹ thuật đã được đảm bảo. Mọi việc đều được giám sát an ninh, từ mở niêm phong, khóa niêm phong đều có mặt của tất cả các thành viên, có nhật ký của từng công việc…

Đây là vấn đề của địa phương nên sẽ để địa phương giải quyết. Nếu địa phương giải quyết không thỏa đáng, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra về kiểm tra, xác minh theo đúng quy định. Nếu phát hiện ra những bất thường, Bộ GD&ĐT có thể chấm thẩm định ở các địa phương.

Bộ GD&ĐT có thể chấm thẩm định ở địa phương có dấu hiệu bất thường - Ảnh minh hoạ 2
 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia 2018

- Thứ trưởng đánh giá như thế nào khi nhìn lại toàn bộ về kỳ thi THPT quốc gia năm nay?

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 diễn ra trong 3 ngày 25, 26, 27/6 và được sự chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ cho đến sự phối hợp các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương.

Phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm đổi mới thi/tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cả nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, nhất là tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao và sự phối kết hợp, chia sẻ của các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ. Các điểm thi đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học giúp các em không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, “đi thi như đi học”...

Cho đến giờ phút này, phương thức trên là phù hợp và đáp ứng yêu cầu, giảm áp lực xã hội, giảm chi phí tốn kém.

Thứ 2: Sự phối hợp chặt chẽ, ngày càng hiệu quả giữa Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ với phương thức là 50:50 (50% là giảng viên đại học; 50% là số lượng giáo viên tại địa phương tham gia kỳ thi) đã đảm bảo tính khách quan, trung thực của Kỳ thi, tạo được niềm tin của xã hội về tính công bằng của kết quả thi để các trường ĐH, CĐ, TC có thể sử dụng trong tuyển sinh.

Trừ bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm, bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy nên tạo ra sự công bằng. Mỗi em học sinh có một mã đề riêng nên kỷ luật phòng thi được thắt chặt, đảm bảo tính khoa học, khách quan. Bộ GD&ĐT cũng đã có sự điều chỉnh kỹ thuật để tổ chức kỳ thi nghiêm túc. Đề thi có sự phân hóa mạnh để đảm bảo 2 mục đích là xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo đổi mới kỳ thi theo hướng nâng trách nhiệm của Bộ GD&ĐT cũng như các bộ ngành, địa phương trong việc phối hợp tổ chức kỳ thi. Sự phối hợp đồng bộ ấy tạo nên sức mạnh trong chỉ đạo, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đảm bảo theo đúng quy chế.

Năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước là 97,57%, trong đó THPT đỗ tốt nghiệp là 98,37%, giáo dục thường xuyên là 88,37%. Tỉ lệ tốt nghiệp phản ánh đúng chất lượng dạy và học trong nhà trường.

- Có một số ý kiến cho rằng một số môn đề thi được đánh giá quá khó, có thể gây khó khăn trong việc cân đối mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, Thứ trưởng nhìn nhận ra sao về ý kiến này?

Năm nay, số lượng điểm 10 ít, phổ điểm các môn Vật lý, Địa lý, Sinh học tương đối gần với chuẩn. Phổ điểm phản ánh chất lượng học của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học trên cơ sở điểm xét tuyển từ cao xuống thấp.

Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt chúng ta ổn định phương thức này sau 3 năm (2018-2020). Trong điều kiện hiện nay, chúng tôi thấy đây là phương thức thi phù hợp.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1389 | lượt tải:302

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:287

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2408 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:477

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2230 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập405
  • Hôm nay8,349
  • Tháng hiện tại11,473
  • Tổng lượt truy cập50,559,849
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944