Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư”

Chủ nhật - 24/04/2022 19:42 240 0
GD&TĐ - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại TPHCM, chiều 24/4,  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dẫn đầu đoàn công tác thăm, làm việc với tập thể sư phạm Trường ĐH Văn Lang, Hệ thống giáo dục Văn Lang.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư”

Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và lãnh đạo các cục, vụ chuyên môn: Vụ GĐĐH, Vụ Trung học, vụ Tiểu học, Vụ Kế hoạch tài chính, vụ Tổ chức, Văn phòng Bộ GD&ĐT.

Phía Trường ĐH Văn Lang (VLU), Tập đoàn giáo dục Văn Lang có TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng trường VLU; PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng VLU cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Hệ thống Giáo dục Văn Lang.

Trước khi làm việc với lãnh đạo VLU, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và  đoàn công tác đã đi tham quan cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm,  phòng học thuộc các cơ sở giáo dục thuộc hệ sinh thái giáo dục Văn Lang.

Quan trọng như nhau

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cùng đoàn công tác ghi nhận, đánh giá cao những giá trị mà Trường ĐH Văn Lang nói riêng và hệ thống giáo dục Văn Lang nói chung đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, Bộ trưởng và đoàn công tác chia sẻ những gợi ý để Trường ĐH Văn Lang phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn trong tương lai theo đúng định hướng của trường sẽ vào tốp 500-700 các đại học hàng đầu trên thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng mục đích của chuyến thăm trường lần này là để tìm hiểu thêm về hệ thống các trường ngoài công lập, đồng thời mong muốn lắng nghe, xem, nhìn sau đó là suy ngẫm. Qua đó bày tỏ một thái độ với hệ thống giáo dục ngoài công lập.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư” - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn  phát biểu tại buổi làm việc.

“Đối với hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống công lập hay ngoài công lập cũng đều có vai trò hết sức quan trọng. Cả 2 hệ thống đều được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để cùng phát triển. Trong đó, hệ thống giáo dục ngoài công lập có những lợi thế riêng.

Nếu như 5 năm sau VLU đạt tốp 500 hay 700, thì thế giới sẽ nói đây là một trường đại học của Việt Nam chứ không nói đây là trường tư thục hay công lập. Do đó, với từng trường học ở Việt Nam đạt những thành tựu dù công hay tư thì đó cũng là điều đáng vui mừng đối với những người làm công tác quản lý giáo dục”,  Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện nay cơ hội dành cho  các trường đại học rất lớn. Cơ hội có được từ đất nước đang trên đà phát triển, do đó hình thành nên những nhu cầu lớn về kinh tế - xã hội đặt ra cho giáo dục. Đất nước gần 100 triệu dân  nên nhu cầu chỗ học và chỗ học tốt rất nhiều. Trường đại học nắm bắt được cơ hội đó sẽ thành công. Giáo dục nói chung không phân biệt công tư, phải chung những giá trị kiến tạo cho con người, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp.

“Xét về phương diện nghề, dù làm bất cứ môi trường giáo dục nào thì vai trò của người thầy không thay đổi. Đó là tinh thần của nhà giáo, tinh thần của cơ sở kiến tạo con người… không phân biệt công hay tư. Nghề chỉ có một. Giáo dục công - tư cũng đều chung giá trị kiến tạo nên con người…” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.

Liên quan định hướng phát triển của VLU trong thời gian tới, Bộ trưởng gợi ý xu hướng về nhu cầu nhân lực ở nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ hiện rất lớn. Hầu hết các trường đại học xếp thứ hạng cao trên thế giới đều có tiềm lực mạnh về các ngành kỹ thuật - công nghệ. Do đó, Trường ĐH Văn Lang cũng nên lưu ý đầu tư phát triển nhóm ngành này.

Về chính sách, Bộ trưởng cho rằng trong thời gian tới, bộ sẽ tìm mọi cách để hệ thống tư phát triển tốt nhất, phù hợp quy định. Đại học công lập coi nhiệm vụ quốc gia là đương nhiên, trường ngoài công lập muốn bình đẳng cũng không nên từ chối trách nhiệm này. Trường cố gắng phát triển bền vững bởi thực tế có một số trường phát triển còn thiếu ổn định.

“Để phát triển bền vững nhà trường phải lấy tầm nhìn của quốc gia làm tầm nhìn cho mình thì tầm nhìn sẽ rộng. Lấy trách nhiệm của cộng đồng để gánh vác vào trách nhiệm của mình thì con đường đi sẽ rộng thênh thang…”,  Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tháo gỡ vướng mắc

Tại buổi làm việc, Trường ĐH Văn Lang kiến nghị một số vấn đề như xem xét lại cách tính chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường, xin được xác định lại năng lực tại thời điểm tháng 9 hàng năm căn cứ vào năng lực được cập nhật sau khi có kết quả tuyển sinh. Điều chỉnh tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi một số ngành đặc thù, thí điểm điều chỉnh tỉ lệ sinh viên/giảng viên cho một số ngành đang có nhu cầu xã hội rất cao bằng 1,2 - 1,5 lần so với quy định hiện hành.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư” - Ảnh minh hoạ 3
TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng trường VLU phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng thời, nhà trường cũng kiến nghị nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho các đại học tư thục trong tiếp cận các nguồn đất đai, nguồn vốn phát triển (như vốn ODA), các gói tín dụng ưu đãi, cũng như chính sách thuế doanh nghiệp thấp hơn.

Trong đó, theo TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch HĐT Trường ĐH Văn Lang, việc xin phép và đáp ứng các thủ tục trong xây dựng gặp nhiều trở ngại, trong khi trường đã có sẵn quỹ đất, đã vay và huy động tiền thông qua phát hành trái phiếu nhưng việc xin phép xây dựng diễn ra quá lâu, nhiều khó khăn.

“Cơ sở 3 của trường triển khai đến nay hơn 24 năm, mất khoảng 20 năm hoàn tất thủ tục và mới chỉ xây dựng được 50% kế hoạch. Hiện còn nhiều hạng mục chưa thể triển khai do vướng với những quy hoạch bên ngoài trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhà trường”, TS Nguyễn Cao Trí chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư” - Ảnh minh hoạ 4
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc lưu ý nhà trường về mục tiêu phấn đấu xếp hạng đại học vào top 500-700 là những trường vào các bảng xếp hạng thế giới hầu hết theo định hướng đại học nghiên cứu.

Lãnh đạo các vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết sẽ xem xét các kiến nghị của trường nhưng có nhiều vấn đề liên quan nhiều bộ, không thể giải quyết riêng rẽ cho từng trường.

Theo PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng VLU, ngày 27/1/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/TTg cho phép thành lập Trường Đại học Dân lập Văn Lang. Ngay trong khóa tuyển sinh đầu tiên, đã có 4.569 sinh viên chính thức nhập học. Trải qua 27 năm thành lập và phát triển, Trường ĐH Văn Lang kiên định với giá trị cốt lõi là Đạo đức - Ý chí - Sáng tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư” - Ảnh minh hoạ 5
PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng VLU phát biểu tại buổi làm việc.

Năm 2020, Ban lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang công bố Triết lý giáo dục cho giai đoạn mới: “Thông qua học tập trải nghiệm, đào tạo con người toàn diện, có khả năng học tập suốt đời, có đạo đức, có sức ảnh hưởng và mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng”. Với triết lý giáo dục này, nhà trường đặt ra sứ mạng “Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội”, đào tạo người học trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ, với tinh thần học tập suốt đời, luôn sống trọn vẹn với tất cả tiềm năng của bản thân, qua đó, phục vụ đất nước và mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội.

Hiện nay, Trường ĐH Văn Lang tiếp tục phát triển đa ngành với các lĩnh vực đào tạo được chia thành 6 khối ngành: Kinh doanh & Quản lý, Kỹ thuật - Công nghệ, Sức khỏe, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Kiến trúc - Mỹ thuật, Nghệ thuật, với hơn 60 ngành đào tạo bậc đại học chương trình tiêu chuẩn, 14 ngành đào tạo đại học Chương trình Đặc biệt (Honors Program), 14 ngành đào tạo sau đại học trong nước, 24 chương trình quốc tế (trong đó có 9 chương trình cấp bằng và 15 chương trình hợp nhất cử nhân - thạc sĩ) liên kết với Viện Công nghệ châu Á AIT, cùng hàng loạt các chương trình liên kết quốc tế với các đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Hàn Quốc…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Phát triển giáo dục không phân biệt công-tư” - Ảnh minh hoạ 6
Bộ trưởng  Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác trồng cây lưu niệm tại VLU.

Tháng 10 năm 2021, VLU được công nhận đạt xếp hạng QS Stars 4 sao (trong đó có 4 lĩnh vực đạt 5 sao và 2 lĩnh vực đạt 4 sao) và là trường đại học Việt Nam đầu tiên đạt thành tích này trong lần đầu đăng ký kiểm định. Trước đó, Trường Đại học Văn Lang đã đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục lần thứ 2 theo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia vào 31/5/2018.

Hiện nay, 10 chương trình đào tạo của Trường đạt chuẩn chất lượng quốc gia (ngành Kế toán, Kỹ thuật Xây dựng, Tài chính Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Thương mại, Kiến trúc và Công nghệ sinh học) và 4 chương trình đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (ngành Thiết kế Đồ họa, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Kế toán, Quản trị Khách sạn). Tiếng Anh  được chú trọng với mục tiêu chuẩn đầu ra là IELTS 6.0.

Tác giả bài viết: Công Chương. Ảnh: Anh Tú.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập845
  • Hôm nay52,025
  • Tháng hiện tại330,155
  • Tổng lượt truy cập51,686,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944