Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chuẩn bị sửa Luật Giáo dục trên tinh thần toàn diện

Thứ hai - 11/06/2018 22:33 488 0
GD&TĐ - Trả lời tiếp thu ý kiến của các ĐBQH trong phiên thảo luận chiều 11/6 tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đã chuẩn bị sửa Luật trên tinh thần toàn diện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chuẩn bị  sửa Luật Giáo dục trên tinh thần toàn diện

Ý kiến nhiều ĐBQH cho rằng, với thực tế đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung; trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phạm vi đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự án Luật, nên sửa đổi tên gọi là Luật Giáo dục 2018 để phù hợp với phạm vi sửa đổi.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Nghị quyết số 34/2017/QH14 cho phép sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, rà soát các điều, xét thấy khó có thể sửa được một số điều mà đáp ứng được mục tiêu Quốc hội đặt ra. Do đó, kỳ họp này, tinh thần trình Dự thảo Luật theo Nghị quyết 34, nhưng trên thực tế đã chuẩn bị cho việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục. Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong việc này cũng như xin ý kiến của nhiều đại biểu, ý kiến 63 tỉnh thành, các nhà giáo, các tầng lớp nhân dân…

“Nếu được Quốc hội cho phép đổi tên thành “Luật Giáo dục 2018”, chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm những nội dung sửa đổi toàn diện, theo hướng đánh giá thực tiễn, đánh giá tác động để có dự thảo tốt nhất trình Quốc hội ở kỳ họp sau” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Đồng thời Bộ trưởng chia sẻ, việc tiếp cận sửa đổi Luật Giáo dục theo hướng xây dựng một bộ Luật Giáo dục. Trong đó, Luật Giáo dục là luật khung, quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, căn bản với tầm nhìn dài; cụ thể bằng các luật chuyên ngành, trước hết có Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học. Bậc mầm non, phổ thông, nhà giáo, trước mắt chưa xây dựng được Luật, nên trong sửa đổi lần này sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu nhằm làm chi tiết hơn, cụ thể hơn, để thực hiện được ngay ở mức căn bản.

Báo cáo thêm về đào tạo giáo viên, theo Bộ trưởng, trong thực tế đã chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào một số trường có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc tuyển sinh theo hướng xác định nhu cầu sử dụng ở các địa phương theo chương trình, SGK mới, từng bước gắn đào tạo với sử dụng. Chỉ khi nào HS thi vào sư phạm biết được mình ra trường có việc làm, thì lúc đó mới thu hút được HS giỏi vào sư phạm.

Đồng tình với đề xuất của một số đại biểu về việc có quỹ học bổng cho SV giỏi và SV sư phạm, Bộ trưởng tán thành nhận định của nhiều đại biểu về việc tín dụng sư phạm chỉ là một trong các giải pháp chứ không phải giải pháp mang tính căn cơ.

Liên quan đến tự chủ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Tự chủ rất cần thiết, nhưng chủ yếu là với bậc ĐH; còn với phổ thông là đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường chủ động, sáng tạo của các trường, không nên hiểu tự chủ phổ thông giống như tự chủ ở ĐH.

Về vấn đề học phí là tính đúng, tính đủ như trong Dự thảo Luật, Bộ trưởng nhấn mạnh: Ở MN và phổ thông, đặc biệt bậc học phổ cập, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm cơ bản. 20% ngân sách Nhà nước cho GD cơ cấu lại theo hướng tăng cường cho bậc học MN, tiểu học, tiến tới THCS; đặc biệt các vùng khó khăn, miền núi, hải đảo. Với ĐH, Nhà nước vẫn có quan tâm nhưng khuyến khích xã hội hóa; Nhà nước cấp kinh phí qua giao nhiệm vụ, đấu thầu chứ không bao cấp.

Bộ trưởng khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, làm sâu sắc hơn tác động của các vấn đề và chính sách phát sinh để hoàn thiện dự thảo, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2018, để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập320
  • Hôm nay14,369
  • Tháng hiện tại292,499
  • Tổng lượt truy cập51,648,458
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944