Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH

Thứ ba - 12/06/2018 03:54 458 0
GD&TĐ - Chiều nay (12/6), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Phó Chủ tịch Quốc hội thường trực Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH

Đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, cầu thị của ban soạn thảo Luật Giáo dục đại học, đại biểu Triệu Thế Hùng - đoàn Lâm Đồng cho rằng, Luật Giáo dục đại học 2012 là đạo luật chuyên ngành đầu tiên về lĩnh vực giáo dục đại học, trong đó có phạm vi điều chỉnh về đào tạo nhân lực chất lượng cao. Luật đã tạo hành lang pháp lý về giáo dục đại học.

Tuy nhiên, trong gần 6 năm qua, môi trường pháp lý có nhiều bước tiến quan trọng về đổi mới giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Một số quy định trong giáo dục đại học không còn phù hợp.

Đại biểu Hùng đề xuất, cần thiết đẩy mạnh tự chủ đại học. Dự thảo đã thể hiện rõ ràng vai trò của hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ đại học.

Cho rằng, dự thảo đã đẩy mạnh hơn về tự chủ nhân sự và tự chủ tài chính, đại biểu quan tâm đến tự chủ về học thuật. Giáo dục đại học là trí tuệ vì thế đòi hỏi tư duy cao, khai phóng được sáng tạo. Từ đó tạo ra tri thức mới đóng góp vào kinh tế xa hội.

Đại biểu Hùng nhấn mạnh, tự chủ học thuật là chìa khóa thành công của các nước tiên tiến. Bài toán toán tự chủ không chỉ giải quyết chỉ trong luật này, mà luật khác. Vì thế rất mong Quốc hội ủng hộ để luật đi vào thực tế cuộc sống.

Đại biểu Hùng đề nghị, cần tăng số lượng và chất lượng các trường tư thục. Giảm trường công kém chất lượng. Đồng thời sáp nhập hoặc giải thể những trường yếu kém.

Mặt khác quy hoạch lại mạng lưới giáo dục, quan tâm chăm lo đến các  trường tư thục không vì lợi nhuận, nhưng cũng không được thương mại hóa giáo dục.

Cũng theo đại biểu, Luật cần tìm ra điểm then chốt nhất để tạo hành lang pháp lý cho đại học phát triển theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH - Ảnh minh hoạ 2
Đại biểu Nguyễn Thị Lan 

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) cho rằng, giáo dục đại học là vấn đề lớn và khó. 6 năm qua, Luật Giáo dục ĐH năm 2012 đã góp phần quan trọng tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên thời gian gần đây, điều kiện kinh tế xã hội và bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nên Luật Giáo dục đại học bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Đánh giá cao Ban soạn thảo đã nghiêm túc, cầu thị với các ý kiến góp ý khi xây dựng dự thảo Luật, Đại biểu Nguyễn Thị Lan đánh giá, dự thảo lần này có bước tiến quan trọng trong cách tiếp cận, tư tưởng chỉ đạo, phản ánh tư duy mới về giáo dục đại học, thể chế hóa rõ hơn quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Dự thảo cũng quy định rõ hơn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cơ chế giải trình của cơ sở giáo dục đại học, quy định rõ hơn về quản trị đại học, trách nhiệm của Hội đồng trường…

Dù có nhiều điểm mới, nhưng hồn cốt vẫn là Luật Giáo dục 2012, do đó, Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, không nên coi đây là luật mới mà chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012.

Để dự thảo Luật đạt đồng thuận cao, ngoài đổi mới quản trị đại học, chương trình đào tạo, phân tầng xếp hạng đại học - đã được nhiều đại biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lan đồng thời nhấn mạnh thêm đến vấn đề quy hoạch mạng lưới trường đại học, tránh mở quá nhiều trường; cần rà soát lại các điều kiện mở ngành, có quy định riêng với một số ngành nghề đặc biệt; vấn đề tài chính và đầu tư cho đại học, nhà nước vẫn cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo một số ngành đặc thù, ngành khó xã hội hóa cấp kinh phí thông qua hình thức đặt hàng; tự chủ không có nghĩa là để trường đại học tự lo…

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH - Ảnh minh hoạ 3
 Đại biểu Đinh Thị Phương Lan

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH - Ảnh minh hoạ 4Ghi nhận và đánh giá cao Ban soạn thảo, đại biểu Đinh Thị Phương Lan – đoàn Quảng Ngãi đề xuất: đối với quy định về cơ sở giáo dục đại học, cần làm rõ thêm quy định phát triển cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, ứng dụng. Đồng thời, cần có quy định ràng buộc về mặt pháp lý đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.

Liên quan đến quy định chương trình, giáo trình đại học, Dự thảo cần quy định thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để đáp ứng với yêu cầu phát triển, phù hợp với thực tiễn.

Việc mở ngành đạo tạo cũng phải phù hợp với phát triền nguồn nhân lực, tránh lạm dụng mở ngành nhưng cũng không được gây khó khăn cho các trường khi mở mã ngành.

Về kiểm định chất lượng giáo dục, nên chăng nghiên cứu thêm về quy định trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả cao nhất

Đại biểu cũng đề nghị tiếp tục hoàn thiện thêm quy định về tài chính.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH - Ảnh minh hoạ 5
Đại biểu Trần Văn Mão 

Đại biểu Trần Văn Mão (đoàn Nghệ An) cho biết, tán thành với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học. Góp ý thêm cho dự thảo, Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng, xếp hạng đại học không nên do Chính phủ quy định; cần có cơ chế để Hội đồng trường hoạt động đúng với vai trò, chức năng và có cơ chế kiểm soát quyền lực của Hội đồng trường, tránh hình thành các nhóm lợi ích; nên quy định kết thúc chương trình đào tạo trên cơ sở số tín chỉ, số môn và số tiết; cân nhắc quy định mở mã ngành…

Cũng theo Đại biểu Mão, dự thảo có 33 điều cơ bản được sửa đổi nên có thể đổi tên Luật thành Luật Giáo dục đại học sửa đổi.

 (Đang cập nhật)

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn, Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại286,844
  • Tổng lượt truy cập51,642,803
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944