Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đại học Huế phải trở thành đại học quốc gia theo định hướng nghiên cứu

Chủ nhật - 19/07/2020 04:35 358 0
GD&TĐ - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Mục tiêu của Đại học Huế là phát triển theo hướng quản trị hệ thống đại học, thành đại học quốc gia theo định hướng nghiên cứu, do đó cần có định hướng rõ ràng và quyết liệt trong triển khai.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đại học Huế phải trở thành đại học quốc gia theo định hướng nghiên cứu

Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với Trường Đại học Huế về việc thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành Đại học Quốc gia và Kết luận số 38 của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/02/2018.

Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế đã báo cáo kết quả sau 11 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị. Đại học Huế đã có những bước phát triển quan trọng khi có 9 đơn vị thành viên, 1 phân hiệu, 4 khoa trực thuộc, 3 viện đào tạo và nghiên cứu, 3 trung tâm đào tạo… cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên tăng 2,5 lần.

Năm 2020, Đại học Huế có 142 ngành đào tạo đại học, 92 ngành đào tạo thạc sĩ và 56 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II, 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú; có 40.000 sinh viên hệ chính quy, 4.500 học viên sau đại học. Đại học Huế hiện có 17 chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học.

Từ năm 1994 đến nay, Đại học Huế đã chủ trì thực hiện gần 300 đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; có 175 sản phẩm công nghệ, trong đó có 25 sản phẩm có tiềm năng thương mại đã được chuyển giao và thương mại hóa. Đại học Huế hiện có 19 nhóm nghiên cứu mạnh, số lượng công bố khoa học đăng trên các ấn phẩm khoa học quốc tế uy tín tăng nhanh và có tính liên tục trong 10 năm qua.

PGS.TS Nguyễn Quang Linh khẳng định "Mục tiêu của Đại học Huế là phát triển theo hướng quản trị hệ thống đại học, thành đại học quốc gia theo định hướng nghiên cứu. Phấn đấu đến năm 2025 Đại học Huế xếp ở tốp 3 các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, trong tốp 300 Châu Á và 1.000 thế giới; năm 2030, tốp 200 Châu Á và 700 thế giới".

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đánh giá cao nỗ lực của Đại học Huế trong thời gian qua và đồng tình với mục tiêu, chiến lược của Đại học Huế đặt ra trong tương lai. Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được chiến lược này, Đại học Huế cần có định hướng rõ ràng và quyết liệt trong triển khai.

Theo Bộ trưởng, Đại học Huế do định hướng còn chưa rõ nên mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị thành viên của Đại học Huế chưa thể phát triển dựa trên đề án tổng thể và sự hợp lực để tạo sự đột phá.

Bộ trưởng đề nghị Đại học Huế tiếp tục tập trung xây dựng đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, trong đó chú ý đến mô hình phát triển theo định hướng nghiên cứu. Cụ thể là trên nền tảng thực hành, từng bước nâng cao hàm lượng nghiên cứu.

Mối quan hệ giữa Đại học Huế với các trường thành viên phân cấp, phân quyền như thế nào để vẫn bảo đảm tự chủ nhưng vẫn rõ ràng vai trò. Vai trò của Đại học Huế là tập trung vào chiến lược, định hướng, tránh xung đột giữa các đơn vị thành viên, mà thành viên ở trong đó cũng thấy mình có quyền lợi.

Đại học Huế cần rà soát cơ cấu ngành nghề đào tạo, quy hoạch thành nhóm ngành nghề mũi nhọn, theo địa chỉ, để tránh rơi vào tình trạng dàn trải. Quy hoạch ngành nghề cần gắn với liên kết đào tạo quốc tế và tăng cường kiểm định quốc tế.

Đại học Huế phải gắn rất sâu với tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương trong vùng bởi vì theo dự báo trong 5 năm tới Thừa Thiên Huế rất cần nguồn nhân lực để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó Đại học Huế cần đề xuất đề án phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh sát với yêu cầu thực tiễn. 

Đối với các địa phương lân cận, nguồn nhân lực trong thời gian tới dự báo là rất lớn nên Đại học Huế cần nắm bắt nhu cầu này để chia sẻ và đào tạo nguồn nhân lực giúp các địa phương. Đó là tiền đề, là động lực cho sự phát triển của từng địa phương và của cả vùng.

Đại học Huế cũng cần tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, có các chương trình nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành, tạo ra thế mạnh riêng. Để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, Đại học Huế cần phải đầu tư một số phòng thí nghiệm lớn dùng chung cũng như tính đến các nguồn lực dùng chung khác. Đại học Huế có đầy đủ các điều kiện để liên kết đào tạo quốc tế nên cần phát huy thế mạnh này để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong cả đào tạo và nghiên cứu… - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập643
  • Hôm nay44,625
  • Tháng hiện tại322,755
  • Tổng lượt truy cập51,678,714
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944