“Bước đệm” đổi mới toàn diện giáo dục vùng khó Điện Biên

Thứ sáu - 20/08/2021 05:52 235 0
GD&TĐ - Với việc khắc phục khó khăn đặc thù để triển khai có hiệu quả đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đối với lớp 1, Điện Biên đã tạo dựng được “bước đệm” để đổi mới toàn diện giáo dục vùng khó.
“Bước đệm” đổi mới toàn diện giáo dục vùng khó Điện Biên

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông đối với lớp 1 diễn ra sáng nay (20/8), Điện Biên đã có tham luận, đánh giá rất cụ thể về thực trạng, cũng như kết quả đạt được sau 1 năm triển khai.

“Bước đệm” đổi mới toàn diện giáo dục vùng khó Điện Biên - Ảnh minh hoạ 2
Tại hội nghị trực tuyến của Bộ GD&ĐT diễn ra sáng 20/8, Điện Biên thông tin đã triển khai có hiệu quả đổi mới chương trình, SGK lớp 1.

“Biến” khó khăn thành đòn bẩy

Cùng với cả nước, năm học 2020 - 2021, Điện Biên phải triển khai đổi mới chương trình, SGK lớp 1 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, những khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới, càng tăng thêm thách thức cho quá trình triển khai đổi mới.

Mưa lũ đầu năm học và rét đậm, rét hại cuối học kì I, đầu học kì II đã ảnh hưởng đến công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì học sinh đi học chuyên cần và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Số học sinh lớp 1 đang học tại các điểm trường lẻ xa trung tâm xã còn hạn chế về môi trường giao tiếp tiếng Việt. Các em cũng ít được tiếp cận với các phương triện truyền thông. Vẫn còn một số lớp học chưa được xây dựng kiên cố, chưa có điện lưới quốc gia, giáo viên chưa thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Trong năm học, Điện Biên còn thiếu 105 giáo viên dạy tiếng Anh. Vì lẽ đó, một số huyện chưa bố trí được giáo viên trong biên chế tham gia dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1. Giáo viên có trình độ đại học trở lên mới chỉ đạt 61,3%, chưa đáp ứng quy định của Luật Giáo dục 2019.

Mặt khác, học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1, vốn tiếng Việt còn hạn chế. Trong khi đó, để ứng phó với dịch bệnh, nhiều trường học phải chuyển trạng thái, không tổ chức, hoặc hạn chế tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu tập trung. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh.

Để những khó khăn không trở thành “rào cản”, Điện Biên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên rà soát, cân đối, bổ sung đội ngũ giáo viên cả về chất và lượng. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bằng nhiều nguồn và tổ chức dạy học tích hợp tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong quá trình thực hiện, ngành giáo dục đã chủ động phối hợp với Sở nội vụ và các địa phương tham mưu, rà soát, sắp xếp lại trường, lớp học. Qua đó tạo sự ổn định trong tổ chức bộ máy, bố trí đủ đội ngũ giáo viên cho triển khai đổi mới.

Các cơ sở giáo dục tiểu học đều ưu tiên bố trí đủ 1,5 giáo viên/lớp đối với khối lớp 1, đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Trong năm học, ngành giáo dục đã cử 50 lượt cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng Mô đun 2. Có 146 giáo viên phổ thông cốt cán được bồi dưỡng Mô đun 2, 3. 171 cán bộ quản lý, 850 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 được bồi dưỡng nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình, SGK mới.

Để có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo yêu cầu, nhiều trường học vùng khó đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ. Các địa phương tận dụng tối đa nguồn xã hội hóa để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xây mới nhiều nhà, lớp học, trang thiết bị phục vụ day và học.

Năm học vừa qua, đối với khối lớp 1, Điện Biên đã có 725 phòng học đảm bảo, không còn phòng học tạm. Các phòng học đảm bảo về diện tích, bố trí trang bị máy chiếu, tủ đựng thiết bị dạy học, hệ thống chiếu sáng, góc thư viện…

“Điểm tựa” cho chặng đường dài

“Bước đệm” đổi mới toàn diện giáo dục vùng khó Điện Biên - Ảnh minh hoạ 3
Sau 1 năm triển khai chương trinh mới, học sinh lớp 1 được đánh giá là mạnh dạn, tự tin làm chủ quá trình tiếp cận kiến thức hơn.

Sau 1 năm triển khai thực hiện, theo đánh giá từ ngành giáo dục địa phương, tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch. Diện mạo các trường tiểu học đã có nhiều thay đổi, đẹp hơn, thân thiện và thu hút học sinh hơn.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo, rèn luyện đã bắt nhịp rất tốt với chương trình mới. Đặc biệt, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, mạnh dạn, tự tin làm chủ quá trình tiếp cận kiến thức. Đây được đánh giá là những điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục triển khai đổi mới toàn diện giáo dục địa phương.

Kết thúc năm học, trong tổng số 15.647 học sinh tham gia đánh giá, thì có 3.782 em hoàn thành xuất sắc (đạt 24,17%); 3.778 em hoàn thành tốt (24,14%); 7.880 hoàn thành (50,36%).

Trong đó, các yêu cầu đánh giá về phẩm chất, năng lực đều đạt và đạt tốt trên 99%. Đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt hoàn thành tốt và hoàn thành trên 98%.

Tuy nhiên, để “bước đệm” thực sự vững chắc, Điện Biên cũng kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số các xã, huyện vùng đặc biệt khó khăn.

Đối với Bộ GD&ĐT, địa phương đề xuất triển khai tập huấn các Mô đun 4, 5, 6, 7, 8, 9 cho đội ngũ giáo viên cốt cán, đại trà hàng năm. Đồng thời bổ sung giáo viên cốt cán cho các môn học còn thiếu, như: Công nghệ, tin học, hoạt động trải nghiệm, tiếng Anh.

Bên cạnh những tiền đề, kinh nghiệm tích lũy thời gian qua, thì sự quan tâm, đầu tư của các cấp sẽ là động lực để giáo dục vùng đặc thù nỗ lực đổi mới, bắt nhịp với xu hướng đổi mới toàn diện của giáo dục cả nước.

Hiện nay, toàn ngành giáo dục Điện Biên có 526 trường, trung tâm với 7.247 lớp. Trong đó, cấp tiểu học có 148 trường, 466 điểm trường lẻ, với 2.891 lớp, hơn 73.600 học sinh. Riêng khối lớp 1 có 725 lớp, với hơ 15.700 học sinh (tỷ lệ 21,76 em/lớp).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay10,193
  • Tháng hiện tại476,948
  • Tổng lượt truy cập51,832,907
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944