Cái khó bó sự học của trẻ em gái dân tộc

Thứ ba - 28/05/2019 04:44 1.444 0

Cái khó bó sự học của trẻ em gái dân tộc

GD&TĐ - “Trẻ em gái ở độ tuổi tiểu học, THCS đã phải tham gia lao động giúp cha mẹ nên việc chuyên cần đến trường bị ảnh hưởng. Vẫn còn một tỷ lệ HS gái dân tộc thiểu số bỏ học sớm, nạn tảo hôn vẫn xảy ra…”, ông Trần Đức Quý (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) chia sẻ một thực tế về cái khó bó sự học của trẻ em gái dân tộc.

Tỷ lệ bỏ học cao

Ông Nguyễn Anh Linh (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Thuận) cho biết: “Toàn tỉnh có 35 dân tộc, đồng bào dân tộc ít người chiếm 23,2%, tập trung chủ yếu ở 19 xã đặc biệt khó khăn. Với mặt bằng kinh tế thấp, chất lượng GD vùng miền núi của Ninh Thuận cũng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ HS yếu còn nhiều; tình trạng nghỉ học cách nhật vẫn khá phổ biến, ở HS dân tộc cấp THCS; Trở ngại tiếng Việt còn lớn… Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở mầm non còn thấp; vẫn còn một bộ phận lớn HS ngoài nhà trường. Năm 2016, Ninh Thuận có có 18.863 HS không đến trường, trong đó phần đông là HS dân tộc, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt…”.

“Đồng bào dân tộc chủ yếu sống ở miền núi, canh tác nương rẫy, trình độ dân trí thấp, có đến 28.400 trẻ em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, trên 1.400 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều gia đình bố mẹ sống ở nương rẫy, để con ở nhà tự lập, sống nheo nhóc, dẫn tới nguy cơ bạo lực, xâm hại lớn; nạn tảo hôn, tập tục lạc hậu như bắt vợ… vẫn xảy ra”, ông Nguyễn Anh Linh nêu thực tế khiến phát triển GD trẻ em gái dân tộc gặp nhiều khó khăn.

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Giang cũng có những khó khăn trong phát triển GD trẻ em gái dân tộc. Ông Trần Đức Quý (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) cho biết còn nhiều thiếu thốn trong đầu tư cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị giảng dạy… đặc biệt là trong vấn đề GD trẻ em gái dân tộc ở khu vực có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

“Trẻ em gái ở độ tuổi tiểu học, THCS đã phải tham gia lao động giúp cha mẹ, nên tỷ lệ học chuyên cần bị ảnh hưởng. Vẫn còn một tỷ lệ HS gái dân tộc thiểu số bỏ học sớm, thêm nữa, nạn tảo hôn vẫn xảy ra… Mặc dù trong năm vừa qua, Hà Giang đã nỗ lực thực hiện công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với trẻ em gái, tuy nhiên vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn. Ngay những hoạt động trợ giúp pháp lý, tâm lý, chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em gái dân tộc thiểu số vẫn chưa được hiệu quả, định kiến về giới vẫn tồn tại trong một bộ phận người dân”, ông Trần Đức Quý nêu.

Ông Kamal Malhotra (Điều phối viên Thường trú của UNESCO tại Việt Nam) cho rằng trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, gặp hạn chế về khả năng tiếp cận GD: “Tỷ lệ trẻ em không đến trường ở độ tuổi tiểu học và THCS trong nhóm trẻ dân tộc Kinh lần lượt là 2% và 6%, trong khi tỷ lệ này trong nhóm trẻ em các dân tộc thiểu số lần lượt là 10% và 25%. Khoảng cách giới trong tỷ lệ trẻ em không đến trường rất nhỏ trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, khi xem xét đến các nhóm dân tộc thiểu số thì số trẻ em gái đến trường có xu hướng ít hơn số trẻ em trai”.

Những tác động tích cực của GD

Cái khó bó sự học của trẻ em gái dân tộc - Ảnh minh hoạ 2
Trẻ em gái ở độ tuổi đi học đã phải ra chợ bán hàng giúp cha mẹ. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Trần Kim Tự (Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục, Bộ GD&ĐT) cho biết: “Bộ GD&ĐT đã phối hợp với UNESCO thực hiện từ năm 2015 - 2018 “Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái tại Việt Nam”. Trong thời gian tới, tiếp nối thành công sáng kiến này, hai cơ quan sẽ tiếp tục thực hiện Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam”, với sự hỗ trợ tài chính của Tập đoàn CJ Hàn Quốc, thông qua Quỹ UNESCO Malala về Quyền GD của trẻ em gái”.

Cũng theo ông Trần Kim Tự, mục tiêu của dự án trên là hướng tới khả năng tiếp cận GD và hoàn thành việc học tập của trẻ em gái tại các trường THCS, tăng cường cơ hội việc làm cho trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số. “Dự án bao gồm 2 kết quả hướng tới. Một là nâng cao khả năng tiếp cận GD và hoàn thành việc học tập của trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các trường THCS. Hai là tăng cường cơ hội việc làm cho trẻ em gái và phụ nữ”, ông Trần Kim Tự nêu.

Theo đó, Dự án của Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO sẽ nhằm đạt được mục tiêu cụ thể như: HS nữ dân tộc thiểu số cấp THCS tại các trường được lựa chọn được nhận học bổng bằng hiện vật. Từ triển khai Dự án, cộng đồng tại các tỉnh thực hiện dự án sẽ được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Bên cạnh đó, Dự án cũng nhằm nâng cao chuyên môn cho GV, nhận thức của phụ huynh HS, các thành viên khác trong gia đình và HS; nhằm đảm bảo môi trường học tập và sinh sống an toàn cho trẻ em gái dân tộc.

Ông Trần Kim Tự thông tin: “Sẽ có ít nhất 5.000 HS THCS (trong đó ít nhất 60% là nữ, ưu tiên các thành viên gia đình của HS có hoàn cảnh khó khăn tại các địa điểm được dự án lựa chọn và từ 15 tuổi trở nên) được nâng cao kiến thức và kỹ năng về cơ hội việc làm và tạo ra thu nhập”.

Đại diện phía tài trợ cho dự án phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và UNESCO, bà Heekyung Jo Min (Tập đoàn CJ Hàn Quốc), khẳng định mong muốn: “Qua Dự án, giúp trẻ em gái dân tộc thiểu số khi lớn lên sẽ trở thành những công dân được trân trọng, có năng lực, kỹ năng và lòng tự tôn cần thiết. Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Tập đoàn CJ còn có kế hoạch triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD cho trẻ em gái, thông qua chương trình văn hóa của tập đoàn”.

Dự án của Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO sẽ nhằm đạt được mục tiêu cụ thể như: HS nữ dân tộc thiểu số cấp THCS tại các trường được lựa chọn được nhận học bổng bằng hiện vật.

Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam” sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực chính. Trong đó có vấn đề nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD trẻ em gái bằng cách tạo điều kiện cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, thể hiện tác động tích cực của GD đối với cuộc sống của các em cũng như của gia đình và cộng đồng; Đồng thời, hướng tới xây dựng một môi trường GD an toàn và lành mạnh, thông qua việc nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, trên cơ sở giới và củng cố năng lực GD về tư vấn học đường có đáp ứng giới.

Thêm vào đó, Dự án sẽ tập trung tăng cường cơ hội việc làm của trẻ em gái và phụ nữ thông qua các chương trình định hướng nghề nghiệp có mục tiêu, các chương trình tập huấn về hoạt động tạo ra thu nhập và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động; hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số vượt qua định kiến và nâng cao nhận thức của các em với bạn bè đồng lứa.

Tác giả bài viết: Thanh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập746
  • Hôm nay31,265
  • Tháng hiện tại309,395
  • Tổng lượt truy cập51,665,354
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944