Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh

Thứ năm - 23/08/2018 23:49 465 0
GD&TĐ - Đó là nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào sáng nay (23/8) tại Hà Nội.
Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh

PGS Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đề nghị Ủy ban và Bộ GD&ĐT cân nhắc kỹ về việc học 2 buổi/ngày đối với giáo dục phổ thông, chủ yếu là có điều kiện về trường, lớp hay không? Cần tránh tình trạng vì học 2 buổi mà sĩ số học sinh/lớp tăng lên đến 60 – 70 em. Chất lượng giáo dục phụ thuộc khá nhiều vào sĩ số học sinh/lớp. Xét về thực tế không nên bố trí sĩ số học sinh quá 40 em/lớp.

PGS Trần Thị Tâm Đan cũng tán thành quy trình Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý chương trình và duyệt sách giáo khoa,

Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh - Ảnh minh hoạ 2
 PGS Trần Thị Tâm Đan 

Góp ý về vấn đề này, Hội Cựu giáo chức Việt Nam thống nhất không bố trí thời gian học cuối tuần (thứ Bảy cho học sinh).

Hội cựu giáo chức tán thành quy định của Bộ GD&ĐT thống nhất chương trình và duyệt sách giáo khoa. Về các nhóm biên soạn, cần phân biệt sách giáo khoa tích hợp các môn tự nhiên có thể chấp nhận cho các nhóm, những môn xã hội nhân văn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) cần giao cho các nhóm thuộc cơ quan nhà nước, có trách nhiệm về đường lối, quan điểm chính trị để đảm bảo chất lượng.

Đồng tình với quy định không bố trí học sinh phổ thông học cuối tuần, PGS Trần Ngọc Giao – Nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phân tích: Điều này phù hợp với quy định thống nhất cho tất cả đối tượng và loại hình lao động.

“Trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục trẻ vị thành niên đặt lên vai gia đình. Các ngày nghỉ cuối tuần sẽ gián tiếp yêu cầu các giai đình tăng cường trách nhiệm, tạo sự gắn bó hơn giữa gia đình và học sinh” - PGS Trần Ngọc Giao lý giải.

Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh - Ảnh minh hoạ 3
 PGS Trần Ngọc Giao

Cũng theo PGS Trần Ngọc Giao, dành thời gian cho học sinh biết tự trải nghiệm cuộc sống, giáo dục cơ sở chú trọng tính cơ bản, và trên nền đó học sinh sẽ tự học trong cuộc sống và cuộc sống sẽ dạy thêm cho trẻ.

Liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, PGS Trần Ngọc Giao cho rằng, chỉ cần quy định Bộ GD&ĐT thống nhất ban hành Chương trình và quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng.

“Sách giáo khoa chỉ cần hướng dẫn yêu cầu về đảm bảo quan điểm, nguyên lý, mục tiêu, bảo đảm nội dung, yêu cầu chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng” - PGS Trần Ngọc Giao góp ý.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1389 | lượt tải:302

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:287

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2408 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:477

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2230 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập465
  • Hôm nay8,349
  • Tháng hiện tại12,357
  • Tổng lượt truy cập50,560,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944