Tạo ra động lực cho các trường đại học phát triển

Thứ sáu - 24/08/2018 05:11 458 0
GD&TĐ - Chiều nay (24/8), ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì Hội nghị góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc dự và tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu.
Tạo ra động lực cho các trường đại học phát triển

Hội nghị tập trung thảo luận về 4 nhóm chính sách lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo đại học gồm: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học; Đổi mới quản trị đại học; Đổi mới quản lý đào tạo; Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học.

Góp ý tại hội nghị, GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận, dự thảo luật đề cập sâu rộng về vấn đề tự chủ đại học. Tự chủ đại học mở ra khả năng mới, tạo ra động lực cho phát triển đại học.

Đáng mừng là dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã thể hiện được nhiều nội dung theo tinh thần trên. Nếu theo dự thảo luật thì các trường được giao thêm quyền tự chủ và tạo điều kiện để các trường phát huy quyền tự chủ tốt nhất, phục vụ cho nâng cao chất lượng giáo dục.

Tạo ra động lực cho các trường đại học phát triển - Ảnh minh hoạ 2
 GS Đào Trọng Thi

Còn theo PGS Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất, cần có chế tài trong tự chủ đại học và có định hướng phát triển quy mô.

Mức độ tự chủ, lộ trình thực hiện tự chủ cũng là một trong những vấn đề được quan tâm trong quản lý và cần có chính sách rõ ràng.

Góp ý về cơ cấu tổ chức của trường đại học tư thục, PGS Đặng Bá Lãm – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần quy định tiêu chí của “trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận” trước khi quy định cơ cấu tổ chức loại hình trường này.

Tạo ra động lực cho các trường đại học phát triển - Ảnh minh hoạ 3
 PGS Trần Thị Tâm Đan

Theo PGS Đặng Bá Lãm, các trường đại học tư ở Việt Nam có các hình thức góp vốn sau: thứ nhất, vốn của một công ty sản xuất, kinh doanh; thứ hai vốn của một gia đình và thứ ba là vốn của một tập thể những người góp vốn.

Theo cách góp vốn nào cũng có thể hoạt động theo kiểu trường phi vụ lợi, hay nói cách khác là hoạt động không vì lợi nhuận hoặc hoạt động để thu lợi như một tổ chức kinh doanh.

“Tuy nhiên, Luật phải phân định rõ ràng loại hình đó và có chính sách phù hợp với từng loại hình. Những người thành lập và điều hành trường phải theo đúng quy định và nhất quán giữa tuyên bố và việc làm” - PGS Đặng Bá Lãm đề xuất.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập630
  • Hôm nay20,126
  • Tháng hiện tại298,256
  • Tổng lượt truy cập51,654,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944