Chạy đua với thời gian hoàn thành chương trình năm học đúng tiến độ

Chủ nhật - 24/05/2020 22:27 315 0
GD&TĐ - Các trường học tại Đà Nẵng đã đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng có hiệu quả CNTT để dạy học sao cho tất cả HS đều hoàn thành chương trình năm học đúng tiến độ.
Chạy đua với thời gian hoàn thành chương trình năm học đúng tiến độ

Kết hợp dạy học trên internet cùng với dạy học trên lớp

Ngày 11/5, trừ bậc học mầm non, HS toàn TP Đà Nẵng đi học trở lại. Trong tuần học đầu tiên, các trường Tiểu học tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học học trực tuyến trong thời gian HS nghỉ dịch. Tùy theo tình hình cụ thể ở từng lớp học, các GV tổ chức rà soát lại kiến thức, phụ đạo cho những HS chưa nắm được bài, những HS học yếu.

Trường Tiểu học Hòa Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) chọn phương án dạy 1 buổi/ngày sau khi HS đi học trở lại. Thầy Nguyễn Thọ - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thời tiết trên này nắng nóng, với những HS không tham gia bán trú, khi đo thân nhiệt vào đầu giờ học buổi chiều thì lúc nào cũng cao. Nhà trường rất khó phân biệt được trường hợp nào thân nhiệt cao do nắng nóng, trường hợp nào HS bị sốt. Chính vì vậy, nhà trường báo cáo với Phòng GD và chọn phương án dạy – học 1 buổi/ngày”.

Chạy đua với thời gian hoàn thành chương trình năm học đúng tiến độ - Ảnh minh hoạ 2
GV trường Tiểu học Hòa Bắc có thể linh động bố trí thời gian dạy cho những HS không có điều kiện học qua internet vào giờ ra chơi hoặc tổ chức trái buổi

Để kịp chương trình giảng dạy trong điều kiện chỉ tổ chức học 1 buổi/ngày, trường Tiểu học Hòa Bắc dạy 5 tiết/buổi, bớt đi một tiết thể dục/tuần và thêm một buổi dạy vào buổi chiều. Các tiết chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp cuối tuần… được rút gọn để ưu tiên thời gian tối đa để tổ chức dạy học các môn bắt buộc theo chương trình. Với những HS học yếu hoặc chưa tham gia học trực tuyến, trường Tiểu học Hòa Bắc tổ chức phụ đạo trái buổi, GV cũng có thể kèm thêm cho HS vào giờ ra chơi.

Trường THPT Tôn Thất Tùng tận dụng 2 phòng học còn trống để tổ chức các lớp học trái buổi dành cho những HS không có điều kiện tham gia học trực tuyến. Cô Trần Thị Kim Vân – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Tùy theo số lượng HS của mỗi khối lớp, GV có thể tổ chức các nhóm dạy – học cho số HS chưa nắm được kiến thức hoặc không tham gia học trực tuyến hoặc có thể bố trí cho HS học bài qua internet tại phòng Tin học, sau đó GV giải đáp thắc mắc, hướng dẫn HS làm bài tập”. 

Theo như nhận xét của cô Kim Vân thì sau khi rà soát lại chương trình, lược bỏ những kiến thức đã được Bộ GD&ĐT tinh giản thì thời gian học và ôn tập của lớp 12 không đến mức quá cập rập. Chính vì vậy, nhà trường chủ trương vừa dạy học vừa ôn tập, hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, cho HS tiếp xúc với một số dạng đề theo cấu trúc của đề minh họa để HS tập dượt dần.

"Học gì thi nấy, giảm độ khó, độ phân hoá".

Trong chỉ đạo chuyên môn, BGH trường THPT Trần Phú quán triệt đến các tổ định hướng ra đề kiểm tra cơ bản, chú ý các các nội dung không kiểm tra, đánh giá đối với những kiến thức đã tinh giản theo công văn 5842/BGDĐT-GDTrH và các nội dung “Không dạy”, “Không làm”; “Không thực hiện”; “Khuyến khích học sinh tự học”. “Đối với các đề kiểm tra, tổ trưởng chuyên môn duyệt đề lưu ý định hướng "Học gì thi nấy, giảm độ khó, độ phân hoá" – cô Hồ Thị Thảo Sương, Phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết.

Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: “Trước khi HS đi học trở lại, Sở đã chỉ đạo các trường học tổ chức rà soát các nội dung đã dạy học trên internet, dạy học trên truyền hình; đánh giá kết quả học tập của người học; xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, đảm bảo hiệu quả khi người học đi học lại. Tùy tình hình mỗi trường, tiếp tục thực hiện việc dạy học trên internet cùng với dạy học trên lớp để củng cố kiến thức cho người học, nhất là đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 chuẩn bị tham gia các kì thi sắp đến”.

Trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên, Sở GD&ĐT khuyến khích các trường sử dụng nhiều hình thức: vấn đáp, phỏng vấn, kiểm tra ngắn/nhanh dạng viết hoặc trên máy tính; báo cáo thuyết trình, kết quả/sản phẩm học tập (bài viết, bài tập về nhà, viết báo cáo,…). Các trường chủ động có kế hoạch hướng dẫn học sinh làm quen với dạng đề và cách làm bài thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 theo hướng dẫn của Bộ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập679
  • Hôm nay40,301
  • Tháng hiện tại318,431
  • Tổng lượt truy cập51,674,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944