Chỉ vì “phí” không được tính đúng, tính đủ!?

Thứ bảy - 02/06/2018 04:03 563 0
GD&TĐ - “Giá dịch vụ đào tạo” là tên gọi của Điều 65 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Với sự xuất hiện của thuật ngữ này trong Luật, “học phí” sẽ không tính theo phí và lệ phí mà sẽ được xác định theo cơ chế giá. Điều này đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học.
Chỉ vì “phí”  không được tính đúng, tính đủ!?

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ - nhà nghiên cứu giáo dục - đã có chia sẻ trên Facebook cá nhân về những tồn tại rất thật của thực trạng thu “học phí” thấp, không đáp ứng thực tế đào tạo hiện nay, để muốn nói rằng, việc “cởi trói” để các trường được tự quyết thu mức học phí phù hợp là cần thiết cho phát triển. Tất nhiên, mức thu phải gắn với chất lượng và sự công khai, minh bạch:

“Có những thứ được thu, được chi như tôi biết rất “buồn cười”, nhưng người ta chấp nhận sự tồn tại của nó vì “học phí” thấp, không đủ trang trải nên người ta thực hiện nó cho “hợp lí”.

Tôi không rõ ở các trường được thu học phí ĐỦ thì thế nào, nhưng ở những trường đại học công lập thì vẫn còn nhiều khoản được thu để BÙ như thế. Đấy là “Luật bất thành văn”!

Nào là tiền giờ dạy, tiền chấm luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu quá thấp, nên khi đi học, các học viên tự nguyện đóng một chi phí để bù đắp, mà tôi luôn nghĩ cho sang trọng đó là “cảm ơn”.

Người học ngoài học phí phải bảo nhau đóng nhiều khoản khác. Tiền xe đưa đón, tiền thuê phòng học... Họ than: “Thà cứ thu cho đủ đi, chứ thế này chẳng biết thế nào mà lần”.

Còn tôi, thi thoảng đi làm thuê cho các trường đại học tư, hoặc những khoa, những đơn vị tự chủ của một trường đại học công lập, tôi được người ta trả hợp lí (tính tổng ra thì thu nhập ở trường công cũng chẳng thấp hơn là mấy). Nhưng tôi chạnh lòng, vì cứ thấy họ rì rầm là “ở trường công còn có thêm “phong bì” nên chắc là “sướng hơn”. Nào đâu có, cái gì cũng có GIÁ của nó. Tôi là tôi cứ muốn được trả cho đúng, chứ tôi cứ nhận “cảm ơn” tội lắm.

Còn ở trường phổ thông, lúc tôi bắt đầu cho con đi học, cũng rất muốn cho con vào trường công, vì học phí rẻ, mà tiểu học còn miễn học phí. Nhưng mất cả một thời gian dài, hai vợ chồng tôi tìm hiểu, suy tính, rằng ngoài học phí, thì còn trăm thứ được thu, nên tổng lại cũng chẳng kém là mấy.

Chúng tôi quyết định cho con học trường tư, không phải vì chúng tôi có kinh tế. Tôi nhận đi làm thêm, tự làm thêm để có tiền cho con đi học. Mà hầu như phụ huynh nào bây giờ cũng phải làm như thế cả. Họ nói, việc học của con họ tốn kém. Những khoản thu ngoài học phí (học phí hiện nay được chính quyền địa phương quy định) để phục vụ việc dạy, việc học đã cao hơn học phí rất nhiều.

Tôi có may mắn được gặp và trò chuyện sâu với nhiều hiệu trưởng, giáo viên. Họ cho tôi những thông tin rất thú vị. Chẳng hạn, ở Trường Phan Huy Chú (Hà Nội) - trường công tự chủ rất nổi tiếng, người ta thu học phí hơn 4 triệu, mà người học chẳng phải đóng thêm gì, cam kết đầu ra ngoại ngữ, tin học chuẩn quốc tế.

Tôi cứ tưởng đó là trường cho con nhà giàu. Hóa ra lúc tôi phỏng vấn, cũng có nhiều anh chị trả lời thế này: “Chị tính rồi, cứ học tăng cường, học hỗ trợ ở trường bình thường thì cũng chẳng kém, mà vẫn chả có chất lượng gì, nên quyết định học ở đây, chứ không phải vì trường đẹp, trường sang...”.

Cũng có một “oái ăm” khác, đó là nhiều giáo viên cứng nghề không chịu chuyển về các trường chất lượng kiểu như thế làm lãnh đạo hay giảng dạy. Lí do là, ở đấy, mặc dù thu nhập gấp cả 5, 6 lần lương trong bảng công, nhưng chẳng có thêm khoản thu nào, dạy thêm thì không có, trách nhiệm thì cao, thế là...

Lại nhớ lúc tôi khởi nghiệp POMATH, Alpha (sau này thì tư vấn cho nhiều trường học, sản phẩm giáo dục khác)... Lúc đó, tôi hiểu “học phí” được hiểu là khoản mà người học phải đóng góp để đảm bảo việc dạy, việc học, và tôi phải trả lời câu hỏi: Tại sao lại thu học phí như vậy?

Lúc đó, tôi phải học lại cách tính, công thức xây dựng, chứ không phải thấy người ta thu thế nào thì mình thu thế, hay thích thu thế nào thì thu.

Tôi cứ nghĩ các nhà trường công lập cũng sẽ làm như vậy. Nhưng cả mấy năm nay, đi nhiều hơn, làm việc với họ nhiều hơn, tôi mới biết, rất rất nhiều các hiệu trưởng không biết lập dự toán. Họ cứ chi một đằng (cho hợp với thực tế) rồi lại báo cáo vào một cái “mẫu” để cho phù hợp với quy định. Nên giá các dịch vụ ở đấy chả giống tôi tính chút nào.

Người đi học, nếu phải đóng học phí thì nên đóng thế nào? Lạm thu, lạm chi, chi không đúng... có phải lỗi vì học phí chưa được tính đúng, tính đủ?”.

Tác giả bài viết: Tâm An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay3,797
  • Tháng hiện tại3,797
  • Tổng lượt truy cập49,709,562
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944