Thay đổi cái nhìn về giáo dục STEM

Thứ bảy - 02/06/2018 00:53 612 0
GD&TĐ - Vài năm trở lại đây, giáo dục STEM được nhắc đến nhiều và đã bắt đầu được triển khai tại một số trường học ở Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục STEM phần lớn mới chỉ được ứng dụng như là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo đơn lẻ và chủ yếu ở các hoạt động ngoài giờ.
Thay đổi cái nhìn về giáo dục STEM

Ly nước đá và vấn đề toàn cầu

Với trò chơi “phá băng”, ông Alan West không ngừng khuyến khích các giáo viên cứ tiếp tục cho các viên đá lạnh vào cốc nước có sẵn, miễn sao đừng để cho nước tràn ra bên ngoài là được, rồi đưa ra câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra sau khi cho đá vào nước?”. Một nhóm cho rằng thể tích sẽ tăng và mực nước sẽ dâng lên; một nhóm khác cho rằng ngoài mực nước dâng lên thì đá sẽ nổi trên nước, các viên đá tan ra và có nước đọng lại ở mặt bên ngoài của thành cốc.

Từ đây, ông Alan West - Sáng lập kiêm Giám đốc Công ty Exscitec (Anh quốc) chuyên gia về giáo dục STEM và hoạt động STEM đặt vấn đề: Giữa nhận xét mực nước không thay đổi và mực nước tăng lên của 2 nhóm đã có sự xung đột về nhận thức. “Về phương pháp sư phạm thì mỗi học sinh sẽ có kinh nghiệm, trải nghiệm cũng như góc quan sát khác nhau; giáo viên muốn giải quyết xung đột cần phải có thí nghiệm để kiểm chứng.

Trong khi đợi kết quả của thí nghiệm kiểm chứng thì giáo viên có thể tổ chức những thảo luận khác”. Theo gợi ý của ông Alan West, chỉ với cốc nước đá đơn giản nhưng giáo viên có thể liên hệ đến bối cảnh toàn cầu như băng tan, Trái đất ấm lên, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển tăng… để thảo luận với học sinh. “Chúng ta có thể gợi ý để học sinh thảo luận như cái gì ngưng tụ ở bên ngoài cốc nước; sau 5 phút mực nước trong ly thay đổi thế nào. Đá tan ra nhưng nước bên trong cốc không tăng nhưng vì sao chúng ta lại lo lắng về tình trạng mực nước biển tăng khi băng tan? Chúng ta có thể liên tưởng nước đá như là băng, nước trong cốc là nước biển; vậy Trái đất và cốc nước có gì tương đồng?”.

Chia sẻ kinh nghiệm trong khóa tập huấn “Phát triển chương trình giảng dạy STEM cho học sinh THPT” mới đây do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, ĐH Đà Nẵng và Tổ chức giáo dục Saigon Scientists triển khai với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh ở Việt Nam, ông Alan West cho rằng, với các bài giảng STEM, nếu học sinh không chia sẻ được thì giáo viên có thể đặt những câu hỏi định hướng để đi đến kết luận. “Với STEM thì cách giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh là rất quan trọng. Ví dụ như trong tình huống nêu trên, giáo viên có thể sử dụng kiến thức môn Địa lý, Hải dương học để học sinh so sánh sự khác nhau giữa băng ở Bắc cực và băng ở Nam cực từ đó đi đến kết luận rằng mô hình này chưa nói được những tình huống trong thực tế.

STEM không chỉ là lập trình và lắp ráp robot

Theo nhận xét của bà Lê Thoại Huyền – Trưởng bộ phận Tổ chức Saigon Scientists thì đối với khu vực TPHCM và Hà Nội, hiện nay giáo dục STEM rõ ràng đang được áp dụng như các hoạt động ngoại khóa, thông qua các cuộc thi trải nghiệm sáng tạo.. là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có một số trường đã cố gắng áp dụng bài giảng có định hướng STEM theo chương trình sách giáo khoa nhưng không phổ biến đại trà; phản hồi từ các trường này là học sinh rất thích thú, điểm số cũng cải thiện nhiều hơn.

Ông Alan West chia sẻ, với giáo dục STEM, “điều mà chúng ta mong muốn với học sinh là các em đặt câu hỏi về những hiện tượng, những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và đi tìm câu trả lời chứ không chấp nhận thực tế như vậy”. Các chủ đề của STEM rất đa dạng, từ Sinh học, Hóa học, Vật lý, Khoa học môi trường… chứ không phải chỉ liên quan đến lập trình và lắp ráp robot. Và không nhất thiết cần phải đầu tư các thiết bị, dụng cụ, máy móc đắt tiền để làm thí nghiệm mà có thể tận dụng những thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm, những vật dụng quen thuộc trong lớp học, trong gia đình…

STEM là một quá trình đào tạo trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học - theo cách tiếp cận liên môn để người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn giáo dục STEM mới chỉ được ứng dụng như là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo đơn lẻ và chủ yếu ở các hoạt động ngoài giờ.

Theo lý giải của bà Lê Thoại Huyền, có rất nhiều yếu tố liên quan có thể thúc đẩy giáo dục STEM trở thành một hoạt động giáo dục phổ biến rộng khắp. Bà Thoại Huyền phân tích: “Đầu tiên phải nói đến các chính sách khuyến khích hay mạnh mẽ hơn là đề nghị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hay các bậc lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục. Thứ 2 là sự thống nhất về nội dung chương trình sách giáo khoa và hình thức giảng, đánh giá, thi cử. Cuối cùng, quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên đặc biệt giáo viên mới ra trường, hoặc các giáo viên hiện hữu về giáo dục định hướng STEM trên diện rộng dưới sự ủng hộ, hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường về mọi mặt”.

Việc STEM được tiếp cận chủ yếu như một mô hình hoạt động giáo dục trải nghiệm đơn lẻ, theo bà Lê Thoại Huyền, là do việc tập huấn giáo viên có thể dạy học theo định hướng STEM chưa được nhân rộng và thống nhất ở quy mô trường hay quy mô rộng hơn.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập291
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm290
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,153
  • Tổng lượt truy cập51,643,112
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944