Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó

Chủ nhật - 18/07/2021 19:17 444 0
GD&TĐ - Trước thềm năm học mới, việc chuẩn bị SGK đã được các địa phương, ngành GD, nhà trường nỗ lực để HS không phải học “chay”; điều này đặc biệt ý nghĩa trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp..
Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó

Ban ngành, cá nhân cùng vào cuộc

Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) bày tỏ: Việc đảm bảo SGK cho HS năm học mới đặc biệt với HS khối 1, 2, 6 bước vào thay sách không đáng lo ngại

Bởi số HS thuộc diện khó khăn đã được hưởng chế độ cấp phát SGK miễn phí của Chính phủ. Còn HS thuộc diện “thoát” nghèo nhưng vẫn khó lại được hưởng chế độ hỗ trợ của UBND Tỉnh Lào Cai. Như vậy gần 100% HS đều nhận được hỗ trợ SGK đầu năm học mới.

Với số HS ở thị trấn, gia đình cán bộ công chức, có thu nhập… thì việc mua 1 bộ SGK hơn 200 nghìn đồng hoàn toàn nằm trong khả năng. Và thực tế, nhiều năm nay, HS huyện Bắc Hà không còn tình trạng thiếu SGK.

Tuy nhiên, ông Tiến cho biết vẫn chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị sẵn một số lượng SGK cũ bằng cách xã hội hóa từ phụ huynh, thầy cô; sử dụng lại SGK còn tốt từ tủ sách dùng chung trong các nhà trường… để hỗ trợ cho HS khi cần.

“Bằng nhiều cách Bắc Hà sẽ cố gắng cao nhất để tất cả HS khi bước vào năm học mới có đủ SGK, đảm bảo cho quá trình dạy học hiệu quả. Năm nay, ngành tiếp tục quan tâm tới HS khối 1, 2,6 học theo CTGDPT 2018 có đủ SGK cần thiết ...” – ông  Bùi Văn Tiến trao đổi.

Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
HS vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) không còn tình trạng thieus SGK. Ảnh: Đức Trí

Trường PTDTBT TH xã Mậu Long (Yên Minh – Hà Giang) có gần 40% HS thuộc diện được cấp phát miễn phí SGK song vẫn còn 60% HS thuộc diện khó khăn phải tự mua sách cũng cần được hỗ trợ.

Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng chia sẻ: Nhà trường đã lập danh sách 60% số HS thuộc diện cần hỗ trợ SGK gửi về Phòng GD&ĐT Yên Minh. Song việc hỗ trợ hoàn toàn cho số HS này khó khả thi bởi ngân sách có hạn mà nhiều trường có HS thuộc diện cần hỗ trợ.

Để HS không học “chay” và tình trạng thiếu SGK làm ảnh hưởng tới dạy và học của HS, GV trường đã lên phương án hỗ trợ số HS thuộc diện khó khăn nhưng không nằm trong diện được cấp SGK miễn phí (đặc biệt HS khối 1, 2).

Một mặt, trường sẽ tính toán sát sao những đầu sách, thiết bị học tập cần thiết, bắt buộc để tư vấn cho phụ huynh mua ở mức thấp nhất. Cùng đó, ứng trước kinh phí đặt mua SGK theo đăng ký của phụ huynh rồi thu về dần trong suốt năm học.

Với trường hợp gia đình HS có hoàn cảnh quá khó khăn, không có khả năng chi trả trường dùng khoản kinh phí tiết kiệm từ các hoạt động giáo dục trong năm để hỗ trợ hoàn toàn.

Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát – Thanh Hóa) cũng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn với 100% HS người dân tộc, phụ huynh đa phần làm nương rãy… tuy nhiên nhiều năm nay nhà trường đều có phương án để mọi HS có đủ SGK.

Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng cho biết: Để chuẩn bị SGK cho năm học 2021-2022, trường đã lập danh sách HS khối 2 gửi lên phòng GD&ĐT xin hỗ trợ. HS các khối tiếp tục dùng sách năm học trước còn tốt và đã được bổ sung.

Với 60% HS thuộc diện hộ nghèo được cấp kinh phí học tập thì sẽ trích ra mua sắm. 40% HS không được hỗ trợ, sẽ huy động kinh phí từ nhà trường, xã, các mạnh thường quân.

Để khắc phục việc đổi 1 số đầu SGK lớp 1 năm trước (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức), năm nay chọn lại không dạy tiếp, trường đang cố gắng huy động xã hội hóa để mua đủ các đầu sách này. Với các môn có thể dùng chung SGK nhà trường tận dụng 2-3HS/cuốn. Đảm bảo đủ SGK với môn vận động ngoài trời để GV tổ chức dạy học hiệu quả.

Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó - Ảnh minh hoạ 3
SGK và đồ dùng học tập được các trường vùng khó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ HS. 

Thực tế ghi nhận từ những trường vùng khó cho thấy, quá trình thay SGK mới, BGH các trường đã chủ động, xác định được giải pháp hỗ trợ HS trong việc mua sắm SGK và đồ dùng học tập theo nhiều cách khác nhau để đảm bảo HS có sách, không HS nào phải học “chay”.

Hơn thế, việc xã hội hóa từ các nguồn khác nhau (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, giáo viên…) để trang cấp SGK cho HS được các nhà trường đẩy mạnh. Không chỉ Ban giám hiệu mà đội ngũ GV trong quá trình nghỉ hè rất tích cực vận động, huy động SGK cũ, kinh phí mua SGK mới cho HS.

Thầy Phạm Văn Mạnh – GV Trường Tiểu học Trung Lý 1 chia sẻ: Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà trường, GV về nghỉ hè đều có ý thức xin SGK cũ còn sử dụng được để hỗ trợ HS. HS đủ SGK thì việc dạy và học của thầy và trò mới đạt hiệu quả. Hỗ trợ SGK cho học trò vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của người thầy.

Tiếp bước học sinh tới trường

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết: Để khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, trên 18.000 bộ SGK đã được trao tặng đến tay HS.

Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó - Ảnh minh hoạ 4
NXBGDVN trao tặng 800 bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 cho HS có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Hưng Yên

Đây là hoạt động từ thiện xã hội nằm trong khuôn khổ của Chương trình 50.000 bộ SGK “Cùng tiếp bước em đến trường” do NXBGDVN tổ chức thực hiện trong năm học 2021 - 2022.

Hơn 50.000 bộ SGK lớp 1, 2, 6 tương đương trị giá trên 10 tỷ đồng sẽ được trao cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS là con em thương binh, liệt sĩ trên cả nước.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, việc vận chuyển sách đến các tỉnh/thành gặp nhiều khó khăn nhưng ngay từ 5/2021, NXBGDVN đã chủ động làm việc với Sở GD&ĐT các địa phương, tổng hợp số lượng HS có hoàn cảnh khó khăn để gửi tặng SGK đến các em.

Tính đến giữa tháng 7/2021, Chương trình “Cùng tiếp bước em đến trường” của  NXBGDVN đã trao tặng 18.150 bộ SGK đến 23 tỉnh/thành: Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng Yên, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Đak Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Long…

Trong thời gian tới, NXBGDVN tiếp tục phối hợp với các địa phương còn lại để trao tặng toàn bộ số sách tới các em HS có hoàn cảnh khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu.

Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay9,833
  • Tháng hiện tại476,588
  • Tổng lượt truy cập51,832,547
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944