Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2 cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thứ năm - 18/11/2021 02:56 497 0
GD&TĐ - Sáng 18/11, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.
Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2 cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Dự sự kiện có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Xuân Nhạ; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Bí thư Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn… Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự buổi lễ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định số 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng: ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo giáo sư Văn khoa ban Trung học.

Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng.

Với vai trò là trường đại học Sư phạm đầu tiên của nền giáo dục thời đại Hồ Chí Minh, cái nôi của ngành sư phạm cả nước, các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tiên phong và không ngừng sáng tạo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn tốt, đã mang ánh sáng văn hóa, học vấn đến khắp mọi miền của Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành các nhà hoạt động chính trị có uy tín, nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi làm rạng danh nền học vấn nước nhà như giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Văn Thiêm, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Phạm Huy Thông,  Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật...

Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2 cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Ảnh minh hoạ 2
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội món quà ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập - tấm ảnh chân dung Hồ Chủ Tịch.

 

Trong kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những cái nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”; là nơi hàng nghìn sinh viên và cán bộ ưu tú đã "xếp bút nghiên lên đường ra trận”, hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn” vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng.

Với những thành tích to lớn đóng góp cho phát triển giáo dục và đào tạo cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước Việt Nam:

Huân chương Lao động hạng Nhì (1961), Huân chương Lao động hạng Nhất (1962), Huân chương Độc lập hạng Nhì (1991), Huân chương Độc lập hạng Nhất (1996, 2016), Cờ Thi đua của Chính phủ (1995, 2016, 2020), Huân chương Hồ Chí Minh (2001, 2011), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới (2004). Bên cạnh đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn được tặng Huân chương Tự do (Ixara) hạng Nhất (1987) và Huân chương Lao động hạng Nhất (2001) của Chính phủ CHDCND Lào...

Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2 cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Ảnh minh hoạ 3
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chia sẻ về hành trình của Trường Đại học Sư phạm trong 70 năm, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Nhà trường đồng thời cho rằng: Thời đại mới đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn mới, cách nghĩ mới, cách làm mới… Trọng trách của một đại học Sư phạm trọng điểm không đơn thuần là giải quyết các nhiệm vụ trước mắt mà phải dự báo được những gì sẽ diễn ra trong tương lai của giáo dục và đưa ra cách thức giải quyết. Chính vì thế, hãy dám thay đổi, hãy dám làm cái mới; dẫu biết rằng, có lúc phải trả giá, nhưng hãy dấn thân, nếu đó là vì lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc.

Muốn vậy, Nhà trường sẽ phải xây dựng mô hình quản trị mới, cải tiến và cập nhật chương trình đào tạo, cách thức đào tạo hiện đại, trên nền tảng công nghệ số; xây dựng một môi trường học thuật thoáng đãng, văn minh, hiện đại; có các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học giáo dục, tạo cơ sở lý luận vững chắc để cải thiện chất lượng giáo dục; mạnh dạn đề xuất các cơ chế để những tài năng sư phạm hội tụ về đây được phát triển và cống hiến, đào tạo ra các sinh viên đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại mới.

Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2 cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Ảnh minh hoạ 4
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hệ thống các trường sư phạm, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đi đào tạo các thế hệ tương lai của đất nước, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Vì lẽ đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được Nhà nước xác định là một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước, là một trong những cái nôi đào tạo ra những thực hiện sứ mệnh trồng người. 

Dịp này Chủ tịch nước cũng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc tình cảm quý mến, lời chúc sức khỏe và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất; trân trọng cảm ơn đội ngũ nhà giáo Việt Nam vì những đóng góp lớn lao, bền bỉ nhưng đôi khi cũng vô cùng thầm lặng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nước nhà.

Với học sinh, sinh viên, Chủ tịch nước nhắn gửi: "Việc học trực tuyến chắc chắn có những ảnh hưởng không mong muốn đến các cháu. Nhưng bác tin chắc đây chỉ là những khó khăn trong ngắn hạn. Các cháu hãy học tập, tu dưỡng tốt để lập thân, lập nghiệp, xứng đáng với nghề dạy học - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Hãy là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và đất nước".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập750
  • Hôm nay31,127
  • Tháng hiện tại309,257
  • Tổng lượt truy cập51,665,216
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944