Chuẩn nghề nghiệp GV có phức tạp?

Thứ ba - 07/05/2019 00:13 582 0

Chuẩn nghề nghiệp GV có phức tạp?

GD&TĐ - Có ý kiến cho rằng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên (GV) phổ thông theo Thông tư số 20/2018-BGDĐT là phức tạp, đặc biệt trong tìm minh chứng. Làm rõ điều này, báo Giáo dục và Thời đại đã trao đổi với ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT).

Minh chứng là công cụ để GV bảo vệ chính bản thân mình

- Bắt đầu từ năm học 2018-2019, GV phổ thông sẽ thực hiện việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư số 20/2018-BGDĐT. Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn Thông tư chuẩn nghề nghiệp phức tạp, nhất là trong tìm minh chứng. Ông nói sao về băn khoăn này?

Các thầy cô băn khoăn song có khi lại chưa từng đặt vấn đề ngược lại là trong thời đại công nghệ 4.0 thì minh chứng chính là công cụ để GV bảo vệ chính bản thân mình, đảm bảo cho mình được đánh giá một cách khách quan, đúng năng lực.

Nhớ lại chuẩn cũ, GV được đánh giá theo điểm. Song kết quả là năng lực GV được đánh giá mang tính cào bằng, hầu hết đạt chuẩn, trong đó trên 90% đạt xuất sắc, gần như không phân biệt được GV có năng lực tốt với người còn hạn chế năng lực. Đã có trường hợp đạt chuẩn nghề nghiệp xuất sắc nhưng vẫn vi phạm quy định của ngành. Vậy nguồn nhân lực quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực kế cận trong tương lai sẽ ra sao nếu chưa được đánh giá theo đúng năng lực.

Việc tìm minh chứng đối với GV có thực sự rắc rối, phức tạp không?Để biết rõ câu trả lời này thì GV hãy đọc sâu để hiểu rõ cách ứng dụng Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT. Minh chứng trong Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT đơn giản chỉ là những tài liệu, hình ảnh… ghi nhận lại những cách thức, phương pháp…, những sự việc cụ thể mà chính bản thân GV vận dụng thực hiện trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

Có những minh chứng có trong hồ sơ của nhà trường thì GV chỉ cần ghi trích nguồn mà như: biên bản sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, biên bản họp hội đồng sư phạm hay bản đánh giá xếp loại viên chức theo Nghị định 56 và Nghị định 88 của Chính phủ hay bằng cấp, chứng chỉ, bài viết trên các kênh thông tin truyền thông…; có những minh chứng chỉ cần ghi số và ngày như: Quyết định đạt danh hiệu GV dạy giỏi hay danh hiệu chiến sĩ thi đua….

Vẫn biết phẩm chất của người GV là nhân hậu, là bao dung, yêu thương học trò, đối xử với đồng nghiệp trong nhà trường hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau. Và đúng là điều này không phải minh chứng bằng những giấy tờ mơ hồ mà qua minh chứng xác thực là kết quả tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện (đầu ra của quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh của mỗi GV).

Ai cũng nói GV đó không để lại điều tiếng gì xấu với đồng nghiệp, với nhà trường, được mọi người trân trọng, yêu mến đương nhiên phải xếp loại tốt. Và chắc chắn phẩm chất đáng quý đáng trân trọng của cô giáo ấy sẽ được đánh giá xếp loại vào cuối năm học theo Nghị định 56 và Nghị định 88 của Chính phủ. Và bản đánh giá xếp loại đó cũng chính là một minh chứng xác thực cho mức độ đạt được của chuẩn nghề nghiệp. Hay đơn giản trong cuộc họp bình bầu đánh giá cuối năm, đồng nghiệp ghi nhận và minh chứng chính là biên bản cuộc họp này.

Chuẩn nghề nghiệp GV có phức tạp? - Ảnh minh hoạ 2

Gợi ý giúp GV tìm minh chứng xác thực

- Vậy hiện có cách nào giúp GV có thể hình dung và tìm mình chứng xác thực hay không?

Để gợi ý cho GV có thể hình dung và tìm minh chứng xác thực, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD, trong đó có gợi ý về minh chứng và biểu mẫu. Trong công văn đã ghi rất rõ minh chứng và biểu mẫu chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ.

Do vậy, minh chứng như: “Thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ánh tích cực về GV có phẩm chất đạo đức gương mẫu” cũng chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ.

GV cần đưa ra minh chứng của cá nhân chứng minh phẩm chất, năng lực của mình được ứng dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh. Với mỗi tiêu chí GV chỉ cần có đủ minh chứng chứng minh cho mức đạt của tiêu chí, có thể một minh chứng đã chứng minh đủ cho các mức đạt của tiêu chí và có thể một minh chứng chứng minh cho nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, để đơn giản hóa việc tìm và lưu trữ minh chứng, GV có thể tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoặc ứng dụng điện thoại thông minh.

- Một số ý kiến cho rằng đánh giá công chức, viên chức theo Nghị định 56 và Nghị định 88 sửa đổi một số điều của Nghị định 88 của Chính phủ đơn giản và bao hàm hơn rất nhiều? Ông nghĩ thế nào về đánh giá này?

Nghị định 56 và Nghị định 88 sửa đổi một số điều của Nghị định 88 của Chính phủ đưa các tiêu chí và quy định chung đối với công chức và viên chức nói chung mà chưa thể hiện được đặc thù của viên chức ngành Giáo dục.

Cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ cần làm rõ chức năng của từng loại văn bản: nhìn bề ngoài cũng cùng là đánh giá nhưng mỗi văn bản lại có một mục đích đánh giá khác nhau.

Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP với mục đích đánh giá, phân loại viên chức hàng năm và thi đua khen thưởng. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông với mục đích xác định phẩm chất, năng lực của GV, từ đó sẽ bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục.

Đã là GV thì phải luôn luôn trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất; phát triển các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Vậy thì căn cứ vào đâu, bám vào cái gì để xác định phẩm chất, năng lực của bản thân đang ở mức nào, cần bổ sung cái gì… Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông là công cụ để thực hiện nhiệm vụ này. GV sẽ biết được năng lực đáp ứng nghề nghiệp của mình sau khi đã tìm cách ứng dụng chúng thông qua Thông tư 20.

Quan điểm về “minh chứng” đã và đang trở thành “nguyên liệu” quan trọng -bắt buộc – tất yếu để thực hiện việc kiểm định, đánh giá các cá nhân, tổ chức trong hệ thống quản lý chất lượng tổng thể. Quan điểm này đã và đang được thực hiện đối với hệ thống giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, trong đó hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã và đang thực hiện.

Mọi vấn đề mới khi triển khai đều có những khó khăn nhất định. Hy vọng rằng, với tinh thần trách nhiệm và sự cố gắng nỗ lực, các thầy cô giáo sẽ tích cực đón nhận và triển khai có hiệu quả Chuẩn nghề nghiệp GV, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà.

Chuẩn nghề nghiệp GV có phức tạp? - Ảnh minh hoạ 3

Yêu cầu mới trong định hướng phát triển chuyên môn đội ngũ GV

- Hiện nay, từ những quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều coi trọng việc đánh giá và phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp? Ông có thể lý giải về điều này?

Một trong những xu hướng cải cách giáo dục phổ biến trong thực tiễn giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo và đánh giá GV theo hệ thống các chuẩn nghề nghiệp.

Từ những quốc gia phát triển như ở Mỹ, Anh, Úc...đến các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Timor Lester, Lào, Campuchia... đều đang ứng dụng hệ thống chuẩn nghề nghiệp trong việc đánh giá và phát triển đội ngũ GV. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã nhóm họp, thảo luận và thống nhất xây dựng khung chuẩn nghề nghiệp GV khu vực Đông Nam Á (SEA-TCF).

Đánh giá và phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp bởi hầu hết các quốc gia trên thể giới đều khẳng định vai trò quan trọng của GV, nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của mỗi nhà trường, sự phát triển của mỗi quốc gia.

Đối với nước ta, việc xây dựng các chuẩn nghề nghiệp cho GV không chỉ nhắm tới mục đích đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp hóa trong giáo dục đào tạo, mà còn đặt ra những yêu cầu mới trong định hướng phát triển chuyên môn của đội ngũ GV vai trò quyết định của GV đối với sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà hiện nay. Đặc biệt là thực hiện các chủ trương, định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa (GV giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, trọng tài; học sinh không chỉ là đối tượng của hoạt động dạy mà cũng chính là chủ thể của hoạt động học) thì việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV là rất cần thiết nhằm giúp họ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Việc phát triển nghề nghiệp GV cần được kết nối trong việc bồi dưỡng nâng cao những phẩm chất năng lực cốt lõi như: phẩm chất đạo đức, năng lực phát triển chuyên môn bản thân, năng lực xây dựng môi trường giáo dục…. Những năng lực này đã được quy định rõ trong Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT ban hành vào tháng 8/2018 (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT).

- Xin cảm ơn ông! 

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,061
  • Hôm nay27,454
  • Tháng hiện tại305,584
  • Tổng lượt truy cập51,661,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944