Chung sức, đồng lòng vì sự phát triển toàn diện của giáo dục

Thứ năm - 05/09/2019 23:30 449 0

Chung sức, đồng lòng vì sự phát triển toàn diện của giáo dục

Trong những ngày thu lịch sử, các em học sinh cả nước lại hân hoan đón chào một mùa tựu trường mới. Để lại sau lưng những ngày hè được tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh, hôm nay (5-9), tiếng trống khai trường ngân vang như lời thúc giục, động viên, khích lệ hơn 22 triệu học sinh tự tin, phấn chấn bước vào năm học mới 2019-2020.

Náo hức niềm vui trong ngày tựu trường, chúng ta tự hào với những kết quả tích cực mà ngành giáo dục đã đạt được trong năm học 2018-2019. Là năm học đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục, kiên trì đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Trên cơ sở triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản, ngành giáo dục đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục và tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy sự nghiệp “trồng người” ngày càng phát triển ổn định, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.

Chung sức, đồng lòng vì sự phát triển toàn diện của giáo dục
Trường THCS Phúc Lợi, phường Phúc Lợi (Long Biên, Hà Nội) chuẩn bị tốt cơ sở vật chất bước vào năm học mới. Ảnh: NGUYỄN TUẤN HUY

Chất lượng giáo dục các bậc học tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được quan tâm tốt hơn. Giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở bậc phổ thông đều được nâng cao. Việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học sinh và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đã có chuyển biến rõ nét hơn các năm trước. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh được triển khai bài bản, hiệu quả hơn.

Giáo dục đại học từng bước tiệm cận với xu hướng giáo dục đại học quốc tế. Lần đầu tiên Việt Nam có 2 đại học lọt vào danh sách 1.000 đại học hàng đầu thế giới và 7 đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á. Các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic quốc tế đều đoạt giải cao và nằm trong danh sách những quốc gia có học sinh nhiều năm liên tục đoạt giải ở tốp trên. Những kết quả này góp phần quan trọng từng bước hiện thực hóa mục tiêu, nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng đã nêu ra; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Trên cơ sở phát huy những những kết quả năm học qua, trong năm học 2019-2020, ngành giáo dục tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà nhân dân mong đợi, xã hội quan tâm. Trong đó, ngành tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, như: Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một nhiệm vụ quan trọng được ngành giáo dục xác định và lãnh đạo Chính phủ yêu cầu là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và coi trọng hơn nữa việc dạy người trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến đại học. Cùng với dạy chữ, dạy nghề, việc chú trọng dạy người là bảo đảm cho nhân cách học sinh, sinh viên được phát triển cân đối, vững bền như thế “kiềng ba chân”.

Thực tế cho thấy, bất cứ sự coi nhẹ, buông lơi nào trong việc dạy người không những không đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục, mà còn làm tổn hại đến chiều hướng phát triển lành mạnh của thế hệ chủ nhân tương lai đất nước. Việc coi trọng trang bị đạo đức, dạy và học để “làm người”, để mỗi học sinh, sinh viên vừa “hồng”, vừa “chuyên” chính là thấm nhuần sâu sắc lời Bác Hồ căn dặn trong Di chúc cách đây tròn nửa thế kỷ.

Với truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, dưới ánh sáng Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng và cùng sự sẻ chia, chung tay góp sức của toàn xã hội, tin tưởng rằng, toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên cả nước sẽ chung sức đồng lòng làm nên những kết quả mới, thành tích mới trong năm học 2019-2020. Những thành quả tốt đẹp đó là lẵng hoa ý nghĩa nhất hướng tới chào mừng kỷ niệm tròn 75 năm nền giáo dục cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sáng (1945-2020).

Háo hức niềm vui trong ngày tựu trường, chúng ta tự hào với những kết quả tích cực mà ngành giáo dục đã đạt được trong năm học 2018-2019. Là năm học đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục, kiên trì đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. Trên cơ sở triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản, ngành giáo dục đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục và tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy sự nghiệp “trồng người” ngày càng phát triển ổn định, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.

Chất lượng giáo dục các bậc học tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được quan tâm tốt hơn. Giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở bậc phổ thông đều được nâng cao. Việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học sinh và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đã có chuyển biến rõ nét hơn các năm trước. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh được triển khai bài bản, hiệu quả hơn.

Giáo dục đại học từng bước tiệm cận với xu hướng giáo dục đại học quốc tế. Lần đầu tiên Việt Nam có 2 đại học lọt vào danh sách 1.000 đại học hàng đầu thế giới và 7 đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á. Các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic quốc tế đều đoạt giải cao và nằm trong danh sách những quốc gia có học sinh nhiều năm liên tục đoạt giải ở tốp trên. Những kết quả này góp phần quan trọng từng bước hiện thực hóa mục tiêu, nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng đã nêu ra; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Trên cơ sở phát huy những những kết quả năm học qua, trong năm học 2019-2020, ngành giáo dục tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà nhân dân mong đợi, xã hội quan tâm. Trong đó, ngành tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, như: Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một nhiệm vụ quan trọng được ngành giáo dục xác định và lãnh đạo Chính phủ yêu cầu là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và coi trọng hơn nữa việc dạy người trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến đại học. Cùng với dạy chữ, dạy nghề, việc chú trọng dạy người là bảo đảm cho nhân cách học sinh, sinh viên được phát triển cân đối, vững bền như thế “kiềng ba chân”.

Thực tế cho thấy, bất cứ sự coi nhẹ, buông lơi nào trong việc dạy người không những không đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục, mà còn làm tổn hại đến chiều hướng phát triển lành mạnh của thế hệ chủ nhân tương lai đất nước. Việc coi trọng trang bị đạo đức, dạy và học để “làm người”, để mỗi học sinh, sinh viên vừa “hồng”, vừa “chuyên” chính là thấm nhuần sâu sắc lời Bác Hồ căn dặn trong Di chúc cách đây tròn nửa thế kỷ.

Với truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, dưới ánh sáng Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng và cùng sự sẻ chia, chung tay góp sức của toàn xã hội, tin tưởng rằng, toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên cả nước sẽ chung sức đồng lòng làm nên những kết quả mới, thành tích mới trong năm học 2019-2020. Những thành quả tốt đẹp đó là lẵng hoa ý nghĩa nhất hướng tới chào mừng kỷ niệm tròn 75 năm nền giáo dục cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sáng (1945-2020).

Tác giả bài viết: Theo qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập579
  • Hôm nay18,268
  • Tháng hiện tại296,398
  • Tổng lượt truy cập51,652,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944