Có an toàn trường học thầy trò mới yên tâm dạy - học

Thứ ba - 24/11/2020 19:07 211 0
GD&TĐ - Năm học 2020 - 2021 được ngành Giáo dục rốt ráo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó vấn đề an toàn trường học được đặc biệt quan tâm.
Có an toàn trường học thầy trò mới yên tâm dạy - học

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, học sinh đến trường là phải an toàn và an toàn thì giáo viên, học sinh mới yên tâm dạy – học. 

Nhu cầu tất yếu

Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh), an toàn trong trường học gồm nhiều vấn đề như: Phòng chống bạo lực học đường; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống xâm hại, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe…Để học sinh có kỹ năng phòng chống, biết cách bảo vệ mình, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa.

“Muốn vậy, mỗi thành viên trong nhà trường, từ nhân viên bảo vệ cho đến hiệu trưởng, phải nêu cao tình thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng trường học thân thiện. Các sở GD&ĐT cần chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch năm học bảo đảm an toàn cho thầy – trò; không để giáo viên và học sinh mất an toàn khi đến trường dạy – học”, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho biết, đồng thời nhấn mạnh: Đã đến trường là phải an toàn, mà trường học an toàn thì giáo viên, học sinh mới yên tâm giảng dạy và học tập.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng –  Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam chỉ ra  rằng, nhà trường là nơi giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh, thời gian trong một ngày của các em ở trường chiếm tương đối lớn. Mặt khác, khi con em mình đến trường, phụ huynh thường có tâm lý gửi trọn niềm tin vào nhà trường và thầy cô giáo…

Cũng theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, môi trường an toàn trong trường học biểu hiện ở 2 dạng: Tự nhiên và xã hội. Trong đó, an toàn trong môi trường tự nhiên sẽ dễ kiểm soát và lượng hóa được bằng các quy chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, bảo đảm an toàn cho trẻ về môi trường xã hội khó khăn hơn. Bởi môi trường xã hội thể hiện tương tác giữa các thành viên trong nhà trường. Chẳng hạn, nhà trường xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, quan hệ thầy trò không trong sáng... như vậy là môi trường học đường không an toàn.

“Để có môi trường học đường an toàn, hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức sâu sắc về an toàn trường học; đồng thời chỉ đạo sát sao thực hiện các tiêu chí bảo đảm an toàn môi trường tự nhiên. Cùng với đó, xây dựng môi trường văn hóa học đường, lấy thái độ, tình cảm là động lực để giáo dục học sinh. Mặt khác, làm tốt công tác xã hội hóa, tạo niềm tin cho phụ huynh và xã hội về môi trường giáo dục trong nhà trường... Để làm tốt các biện pháp này, hiệu trưởng phải là người có năng lực và tất cả phải vì mục tiêu phát triển học sinh” - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng chia sẻ.

Xây dựng văn hóa học đường

Quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường, TS Hoàng Trung Học – Trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, đây vấn đề đáng quan ngại và là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn trường học.

Theo TS Hoàng Trung Học, cần kiểm soát tình trạng bạo lực học đường, để môi trường trường học được an toàn, thân thiện. Muốn vậy, cần nhận thức tổng thể, đầy đủ khoa học về bạo lực học đường, đồng thời cần sự vào cuộc của cả hệ thống xã hội; đặc biệt cần đẩy mạnh mô hình tâm lý học đường. Việc xây dựng và phát triển mô hình tâm lý học đường nhằm phòng ngừa, can thiệp tình trạng bạo lực học đường, bởi ở đó có các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ các em trong hoạt động. “Tuy nhiên, để thúc đẩy mô hình hỗ trợ tâm lý học đường, cần bảo đảm 4 yếu tố như: Chuyên nghiệp hóa, đẩy mạnh đào tạo, xây dựng mạng lưới và cần có định biên chính thức trong nhà trường” – TS Hoàng Trung Học chia sẻ.

Khẳng định, an toàn trường học là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam đề xuất, cần sớm có Luật Nhà giáo, bởi nghề dạy học có những đặc thù riêng. Luật Nhà giáo sẽ góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; PGS.TS Vũ Trọng Rỹ dẫn giải, chẳng hạn như: Nếu phụ huynh xông vào trường đánh giáo viên thì sẽ có các quy định của Luật Nhà giáo để xử lý; hay như các mối quan hệ giữa người làm giáo dục với người được giáo dục là học sinh. Luật Nhà giáo sẽ quy định mối quan hệ này như thế nào, nếu vi phạm thì phải xử lý ra sao, với các mức độ xử lý khác nhau… Khi có chế tài xử lý sẽ răn đe được các hành vi làm mất an toàn trường học. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường; xây dựng văn hóa học đường. Đây phải là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển của các nhà trường trong từng năm học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập545
  • Hôm nay42,174
  • Tháng hiện tại320,304
  • Tổng lượt truy cập51,676,263
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944