Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống

Chủ nhật - 10/10/2021 08:39 1.061 0
GD&TĐ - Trường học, gia đình, xã hội gắn liền với quá trình trưởng thành của học sinh. Do đó, cần phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa các tổ chức này trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cho thế hệ trẻ.
Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống

Trang bị kỹ năng tự chủ cho học sinh

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Nga – Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An, phần lớn học sinh thành thị có nhiều thuận lợi trong điều kiện học tập, rèn luyện, tiếp cận phương tiện dạy học hiện đại.

Nhưng trái lại, các em cũng sẽ đối mặt với nguy cơ, cám dỗ từ bên ngoài gia đình và nhà trường như: tiếp xúc với văn hóa, lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng mạng xã hội không đúng cách... Chưa kể những áp lực từ gia đình, học tập và các mối quan hệ bạn bè, xã hội bắt đầu nảy sinh.

Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh Trường THCS Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An trong 

Vì vậy, nhà trường có nhiều hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em tự tin và mạnh dạn hơn, biết tự chủ, tự bảo vệ bản thân. Trong đó phối hợp với nhiều đơn vị, ban ngành tổ chức các sân chơi bổ ích cho tuổi trẻ, tạo cho học sinh có động cơ, ý chí rèn luyện, bộc lộ kỹ năng sống.

Cụ thể như Diễn đàn thanh thiếu niên; CLB giới tính; đội viên với hoạt động tình nguyện vì môi trường; “nói không với ma túy, tệ nạn xã hội”; “ Nét đẹp đội viên”; “Câu lạc bộ giáo dục pháp luật”…

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao theo hướng phát phát triển năng khiếu cá nhân học sinh, rèn tinh thần thể thao, thượng võ. Tăng cường công tác giáo dục, hướng dẫn học sinh sử dụng mạng Internet, chia sẻ mạng xã hội (Facebook …) đúng cách, phù hợp. Qua đó, thu hút học sinh vào những hoạt động lành mạnh, biết phản vệ với tệ nạn xã hội.

Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh Trường THCS Hưng Dũng tri ân các thế hệ nhà giáo của trường.

Thời gian này, TP Vinh chưa triển khai dạy học trực tiếp, nhưng việc trang bị các kỹ năng cho học sinh vẫn được Trường THCS Hưng Dũng lồng ghép vào tiết học trực tuyến. Trước hết là hình thành và rèn khả năng tự học, tự quản lý thời gian của học sinh.

Đồng thời giúp các em biết kỹ năng ứng xử, giao tiếp, trao đổi, tương tác với bạn bè, thầy cô qua trực tuyến. Khơi gợi, định hướng các em biết tìm kiếm thông tin phù hợp trên mạng Internet, sử dụng mạng xã hội đúng cách, phù hợp với mục đích học tập, giao lưu với bạn bè và chia sẻ với thầy cô.

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, kết nối gia đình – học sinh – nhà trường. Thầy cô chủ nhiệm là người tìm hiểu, nắm rõ hoàn cảnh gia đình, cá tính, năng lực, quá trình học tập, rèn luyện của học sinh qua mỗi năm học. Từ đó, có thể đánh giá sự tiến bộ để tạo động lực cố gắng đạt kết quả tốt hơn của học sinh, hoặc nhìn thấy những dấu hiệu bất thường, biến đổi tâm sinh lý hoặc sự cố xảy ra nếu có để kịp thời xử lý.

Phụ huynh sẽ cùng đồng hành cùng giáo viên để tạo niềm tin cho học sinh, để các em có thể chia sẻ vấn đề gặp phải của mình trong các mối quan hệ và tìm hướng giải quyết. Tạo môi trường tâm lý thoải mái cho học sinh khi đến trường và về nhà.

Gắn kết gia đình – nhà trường – xã hội

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Nga, gia đình - nhà trường – xã hội luôn được coi là các chủ thể rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần cộng động trách nhiệm, chứ không riêng vai trò, nỗ lực của nhà trường, thầy cô.

Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Dũng cho rằng, nhà trường đóng vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực chung của xã hội. Những nỗ lực của  nhà trường có vai trò quan trọng trong việc đạt được các giá trị quan trọng, cốt lõi, đạo đức trong giáo dục phẩm chất học sinh.

Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống - Ảnh minh hoạ 4
Nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng cho học sinh.

Tuy nhiên, nhà trường là môi trường thứ 2 trong cuộc sống học sinh. Giáo dục phẩm chất đạo đức khởi nguồn từ gia đình, rồi mới tiếp tục ở nhà trường.

Tấm gương bố mẹ, người thân luôn có tác dụng vô cùng lớn và hiệu quả hơn ngàn vạn quyển sách về đạo đức. Gia đình là môi trường không cần nhiều lời nói nhưng tác động mạnh mẽ đến cá nhân.

Bối cảnh kinh tế thị trường dẫn đến nhiều cha mẹ đặt sự quan tâm của mình vào hoạt động phát triển kinh tế hơn là giáo dục con cái. Vì vậy cần thiết phải đưa ra biện pháp để giúp cho giáo dục đạo đức trở thành trách nhiệm chung của gia đình và nhà trường. Thu hẹp khoảng trống trong phối hợp giữa gia đình và nhà trường đánh giá đạo đức học sinh.

Trường THCS Hưng Dũng đã xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp thu hút sự tham gia của gia đình vào hoạt động giáo dục, trong đó có nêu rõ trách nhiệm giáo dục, trách nhiệm đánh giá của gia đình đối với học sinh. 

Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống - Ảnh minh hoạ 5
Học sinh và giáo viên hát quốc ca tại địa chỉ đỏ - Đình Làng Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh.

Tổ chức chính trị xã hội (chính quyền địa phương, tổ chức đoàn, hội...) đóng vai trò phối hợp để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng. 

Hằng năm, nhà trường trao đổi thông tin, đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương. Tham mưu đưa công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Có đánh giá nhận xét của Chính quyền địa phương về "sinh hoạt hè” của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương”.

Một lợi thế của học sinh phường Hưng Dũng, TP Vinh là các em được sinh sống, học tập tại nơi có truyền thống lịch sử cách mạng, với nhiều di tích, địa chỉ đỏ như: Dăm Mụ Nuôi, Đình Làng Trung, cây Sanh chùa Nia, nhà các vị lão thành cách mạng từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931...

Đây là các địa chỉ đỏ để nhà trường giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. Từ các bài giảng trên lớp đến các minh chứng rõ ràng, học sinh được tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử ông cha đã để lại. Nhà trường tổ chức kết nạp Đoàn viên tại Đình Làng Trung, tổ chức lễ báo công, dọn dẹp vệ sinh các đài tưởng niệm liệt sĩ; dâng hương, chung tay giữ gìn và giới thiệu các điểm di tích lịch sử trên địa bàn Phường, tổ chức dạy học môn lịch sử tại bảo tàng và di sản của Phường.

Qua đó, để thế hệ trẻ thêm hiểu, trân trọng truyền thống đấu tranh oai hùng của cha ông. Bồi đắp ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương, và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ phấn đấu học tập, rèn luyện không ngừng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập580
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại325,174
  • Tổng lượt truy cập51,681,133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944