Công tác chấm thi tại Sơn La, Hòa Bình: Bộ Công an giám sát 3 vòng nghiêm ngặt

Thứ sáu - 05/07/2019 01:14 424 0

Công tác chấm thi tại Sơn La, Hòa Bình: Bộ Công an giám sát 3 vòng nghiêm ngặt

GD&TĐ - Là những “điểm nóng” gian lận thi cử của năm 2018, ngành GD hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình đang chịu áp lực rất lớn trong Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, từ công tác coi thi đến công tác chấm thi do thiếu hụt về nhân sự, cộng thêm tâm lí rất nặng nề.

Các thầy cô đều nỗ lực hết mình

Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hội đồng thi tỉnh Sơn La có 33 điểm thi với 453 phòng thi, 10.608 thí sinh đăng kí dự thi. Số cán bộ coi thi 1.320 người, đến từ 6 trường ĐH, CĐ và các trường THPT trong tỉnh. Đến 18 giờ ngày 27/6, tất cả 33 điểm thi đã nộp đủ bài thi về địa điểm chấm thi đúng theo quy định.

Khu vực chấm thi gồm một toà nhà 3 tầng và một dãy nhà 1 tầng, là khu riêng biệt, có đầy đủ điện nước, có máy phát điện dự phòng, có hàng rào bảo vệ. Các lực lượng chức năng như công an, điện lực, y tế đều sẵn sàng các phương án trong các trường hợp xảy ra sự cố.

Khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt. Vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi. Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24 giờ, kiểm tra kiểm soát an ninh đối với những người ra vào khu vực chấm thi. Vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc.

Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều có thiết bị phòng cháy, chữa cháy đảm bảo an toàn cho bài thi. Các phòng chấm thi đều được lắp camera theo quy định. Việc niêm phong các phòng chấm thi, bảo quản bài thi hàng ngày thực hiện đúng quy chế. Có phòng y tế, có nhân viên trực, đảm bảo xử lí ban đầu khi có vấn đề xảy ra.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Sơn La chia sẻ: Sau tiêu cực gian lận thi cử năm ngoái, ngành GD Sơn La chịu rất nhiều áp lực. Nhiều cán bộ đã nghỉ do bị kỉ luật hoặc chuyển công tác, những cán bộ mới chưa quen với công việc. Thêm vào đó là tâm lí rất nặng nề do sợ mắc lỗi khi làm thi. Thế nhưng, trách nhiệm đã được giao phó, các thầy cô đều nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, quyết lấy lại niềm tin trước nhân dân, trước xã hội.

Công tác chấm thi tại Sơn La, Hòa Bình: Bộ Công an giám sát 3 vòng nghiêm ngặt - Ảnh minh hoạ 2
  • Ban chỉ đạo thi tỉnh Hòa Bình kiểm tra công tác chấm thi

Không được phép chủ quan

Tại Hòa Bình, từ ngày 28/6, công tác chấm thi bắt đầu được triển khai với 11 cán bộ làm phách. Địa điểm làm phách được cách li tuyệt đối 3 vòng. Các thiết bị máy móc, vật dụng và người tham gia Ban làm phách trước khi vào khu vực cách li đều được kiểm tra qua cửa an ninh điện tử. Khu vực làm phách được Bộ Công an rà soát bằng các thiết bị an ninh hiện đại.

Ban chỉ đạo đã bố trí 1 phòng trực y tế trực 24/24 giờ tại địa điểm làm phách, có 2 cán bộ y tế, được chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật dụng y tế đáp ứng công tác phục vụ sức khỏe cho Ban làm phách.

Đối với công tác chấm thi trắc nghiệm, thời gian chấm bắt đầu từ ngày 28/6 với tổng số 26.024 bài. Địa điểm chấm thi được bố trí một khu riêng, có cửa ngăn cách chắc chắn, 1 phòng an ninh trực, 1 phòng chấm thi, 1 phòng dự phòng, có đầy đủ máy chuyên dụng, thiết bị phục vụ công tác chấm trắc nghiệm đúng quy định.

Công an tỉnh Hoà Bình đã xây dựng phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn, gồm 5 chiến sĩ công an, 2 bảo vệ thường trực. Các phòng, thiết bị chấm trắc nghiệm được Bộ Công an rà soát kiểm tra niêm phong trước khi đưa vào sử dụng. Phòng chấm thi được lắp camera giám sát đúng quy định.

Điểm chấm thi được bố trí 1 phòng y tế có đủ nhân viên, thiết bị và thuốc bảo đảm phục vụ cho công tác chấm thi. Sở Y tế đã bố trí 1 kíp trực gồm bác sĩ, xe cấp cứu sẵn sàng phục vụ trong tình huống khẩn cấp.

Ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Hoà Bình cho hay: Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm rất nặng nề, áp lực lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Tuy nhiên, không ai được phép chủ quan từ những chi tiết nhỏ nhất.

Ông Chương cho biết thêm, trước, trong và sau khi thi, đích thân ông phải đi kiểm tra các địa điểm thi liên tục. Mặc dù, ông có thể ở nhà nghe báo cáo nhưng làm thế không thể yên tâm bởi nhỡ đâu đó lại có sai sót. Đặc biệt, để rút kinh nghiệm năm ngoái, năm nay các thành viên của Ban chỉ đạo thi ở Hoà Bình đều phải viết kế hoạch công tác chi tiết để nếu có sai sót, căn cứ vào đấy kiểm điểm rõ.

“Quan điểm của tỉnh, phải đúng chất lượng dạy học nhưng không được để xảy ra sai sót nhằm lấy lại hình ảnh của ngành GD Hoà Bình. Chúng tôi mong muốn “cơn bão” năm 2018 qua đi và ngành GD Hoà Bình sẽ bình yên trở lại”, ông Chương nói.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay20,661
  • Tháng hiện tại298,791
  • Tổng lượt truy cập51,654,750
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944