Đại biểu Quốc hội: Đột phá từ xã hội hóa biên soạn SGK

Thứ bảy - 16/05/2020 02:07 286 0
GD&TĐ - Chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK trong Nghị quyết 88 về đổi mới Chương trình và SGK giáo dục phổ thông là một trong những khâu đột phá, vì chúng ta chưa từng có tiền lệ.
Đại biểu Quốc hội: Đột phá từ xã hội hóa biên soạn SGK

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh điều này.

Chống độc quyền

Theo đại biểu, trong suốt thời gian qua, với quan niệm SGK là pháp lệnh nên cũng có không ít ý kiến băn khoăn về tính khả thi, thậm chí chưa thực sự yên tâm về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủ trương xã hội hóa đã được các nhà xuất bản SGK, các nhà khoa học, các chuyên gia tích cực hưởng ứng. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để lựa chọn được các chuyên gia và giáo viên am hiểu giáo dục tiểu học tham gia hội đồng thẩm định, bảo đảm để hội đồng làm việc hiệu quả, khách quan.

Cho đến nay, 5 bộ SGK lớp 1 của 3 nhà xuất bản thực hiện theo phương thức xã hội hóa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, ban hành, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới 2020-2021. Như vậy, có thể khẳng định, đó sự thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa trao đổi: Chuẩn bị cho năm học 2020-2021, hiện chúng ta đã có 5 bộ sách lớp 1 sẵn sàng tham gia vào thị trường SGK. 

Về chất lượng có thể yên tâm, vì các tác giả biên soạn SGK đều là những nhà khoa học có uy tín; và các bộ SGK đều được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập theo luật định.

Cả ba nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK đều thuộc ngành Giáo dục, trong đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị có bề dày kinh nghiệm về biên soạn SGK.

“Với những kết quả bước đầu của SGK lớp 1, tôi cho rằng có thể tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa biên soạn SGK giáo dục phổ thông cho các lớp còn lại. 

Mặt tích cực của quá trình xã hội hóa này đã thu hút được nhiều trí tuệ tập trung cho SGK, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt; từ đó hạn chế độc quyền và tạo điều kiện cho người dạy và người học có cơ hội tiếp cận nguồn SGK phong phú, chất lượng. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới, nhiều nước đã làm thành công” - Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội: Đột phá từ xã hội hóa biên soạn SGK - Ảnh minh hoạ 2
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa. Ảnh: NVCC

Phù hợp với thực tiễn

Cũng theo Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Nghị quyết 88 của Quốc hội quy định: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa”, đồng thời giao cho “Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa”.

Điều đó có nghĩa là cần song song hai phương thức để bảo đảm có nguồn SGK dồi dào và tránh được độc quyền (nếu xã hội hóa thành công), nhưng phải giữ thế chủ động trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (trong điều kiện xã hội hóa không thành công).

Đó là lý lẽ của Quốc hội khóa XIII khi đặt ra quy định này trong bối cảnh chúng ta chưa có tiền lệ về xã hội hóa biên soạn SGK. 

Mặt khác, khi Nhà nước đang thực hiện phổ cập giáo dục từ mầm non 5 tuổi đến THCS, trong đó giáo dục tiểu học là bắt buộc thì người dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người học, bao gồm cả khâu cung cấp bộ SGK có chất lượng tốt và giá cả phù hợp do Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn.

Nhưng hiện nay, khi chúng ta có được 5 bộ SGK lớp 1, điều này cho thấy, nguồn SGK xã hội hóa đã khá dồi dào, thì đúng là cũng cần cân nhắc việc phải có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn và dùng tiền ngân sách Nhà nước; vì điều này vừa gây lãng phí, vừa có thể ảnh hưởng tới sự công bằng trong cạnh tranh xuất bản, phát hành giữa bộ SGK xã hội hóa với bộ sách do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn; từ đó ảnh hưởng chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, từ kết quả đã đạt trong quá trình xã hội hóa biên soạn SGK lớp 1, Chính phủ đang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Đây là một hướng xử lý phù hợp với thực tiễn; vừa huy động được nguồn lực xã hội cho việc biên soạn SGK, vừa tạo điều kiện cho Bộ GD&ĐT tập trung vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

"Để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho việc triển khai chương trình và SGK mới cũng như tạo thuận lợi cho người học, các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan tới quá trình biên soạn, thẩm định, lựa chọn SGK; ban hành chính sách tài chính để giá SGK phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội; có chính sách hỗ trợ SGK đối với các địa bàn, đối tượng khó khăn" - Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập797
  • Hôm nay29,169
  • Tháng hiện tại307,299
  • Tổng lượt truy cập51,663,258
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944