Dấn thân vì học trò nghèo

Thứ bảy - 23/05/2020 20:02 362 0
GD&TĐ - Vùng cao biên giới không có điều kiện triển khai dạy học trực tuyến, vậy nên trong thời gian nghỉ vì Covid-19, thầy cô đảm nhiệm vai trò chuyển kiến thức đến tận nhà học sinh.
Dấn thân vì học trò nghèo

Đường đi khó khăn, mưa rừng gió núi, bất đồng ngôn ngữ… song những người thầy vẫn vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

 Hành trình nhọc nhằn

Gần 3 tháng qua, mỗi tuần 1 buổi cô Hoàng Thị Thu Giang - Trường PTDTBT Tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương - Lào Cai) cùng đồng nghiệp xuống thôn bản để mang phiếu ôn tập đến nhà từng HS. Hai thôn Na Măng và Tả Gia Khâu có hơn 30 HS. Sau khi giao phiếu ôn tập, các cô đồng thời có nhiệm vụ thu lại bài cũ để chấm, nhận xét và động viên các em hoàn thành phiếu ôn tập mới.

Cô Giang chia sẻ: Nếu thôn Tả Gia Khâu cách điểm trường chính 1km thì để tới thôn Na Măng phải đi 18 km. Đường liên xã thôn cơ bản trải nhựa, xe máy đi lại thuận lợi tuy nhiên để đến từng nhà HS, GV vẫn phải đi bộ nhiều km bởi người dân sinh sống rải rác trên sườn đồi. Thế nhưng, di chuyển từ quả đồi này sang quả đồi khác không đáng ngại bằng việc các cô không gặp được HS ở nhà để giao phiếu ôn bài, đồng thời hướng dẫn những kiến thức các em chưa hiểu. “Chỉ cần chậm vài phút bà con đi nương rẫy đến tối mới về. Sóng điện thoại không có, không liên lạc được với ai để gửi lại bài cho HS, GV chỉ còn cách lên tận nương trao phiếu ôn bài hoặc hôm sau quay lại”, cô Giang nói.

Trong khi đó, cô Lý Thị Thơm được nhà trường phân công mang bài cho HS ở hai thôn Sín Pao Chải (cách trường chính 5km), Pặc Tà (cách trường 3 km). Ngoài việc di chuyển gần 10 km bằng xe máy, cô phải đi bộ thêm 3 - 5 km để giao tận tay hơn 40 bài tập cho HS. Theo cô Thơm, GV phải tính toán thời gian xuất phát phù hợp với lịch sinh hoạt, lao động sản xuất của các gia đình. Cần phải đi từ sáng sớm, nếu đi muộn sẽ không gặp được em.

Thầy Đặng Trần Huân - Trường PTDTBT THCS Sủng Trái (Đồng Văn, Hà Giang) chia sẻ: Gần 3 tháng nay, mỗi tuần 1 lần thầy cùng đồng nghiệp vượt qua quãng đường 15 km tới xóm Sủng Dìa giao phiếu ôn tập cho 12 HS từ lớp 6 - 9. “Ngày nào về tới nhà cũng mệt bã người bởi 12 HS ở cách xa nhau. Muốn tới được nhà học trò, chúng tôi phải bỏ xe máy ở đường chính và đi bộ. Sủng Trái là thôn xa xôi và khó khăn nhất của huyện Đồng Văn. Vì thế, khi triển khai công tác giao bài tập đến nhà cho HS, lãnh đạo nhà trường đã giao những địa bàn khó khăn hơn cho các thầy giáo phụ trách vì có sức khỏe tốt, tay lái vững vàng. Với GV nữ sẽ ưu tiên ở những địa bàn gần và dễ đi hơn...”, thầy Huân cho biết.

Dấn thân vì học trò nghèo - Ảnh minh hoạ 2
Cô Hoàng Thị Thu Giang xuống thôn Na Măng giao phiếu ôn bài cho HS. Ảnh: NVCC

Chỉ cần học sinh chịu học

Thầy Nguyễn Văn Minh – GV Trường THCS Lùng Vai (Mương Khương - Lào Cai) tâm sự: “Tôi phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi đưa phiếu ôn bài cho 28 HS tại 2 thôn Lùng Vai và Giáp Cư (xã Lùng Vai). Từ đường đi, thời tiết khắc nghiệt đến bất đồng ngôn ngữ… 

Tuy nhiên, vất vả hơn thế chúng tôi cũng cố gắng vượt qua. Điều chúng tôi sợ nhất là các em không làm bài, chưa hiểu bài cũng không mạnh dạn hỏi lại. Thầy phát đề ôn tập thế nào HS nộp lại y như thế. Hôm nào 90% HS nộp lại bài tập được giao (dù chưa làm hết, làm bài còn sai), chúng tôi đã thấy vui mừng, coi như thành công bước đầu của việc giao bài tận nhà. Chỉ cần HS chịu học và nộp lại bài, GV mới biết các em trống kiến thức gì để bù đắp”.

“Nhiều khi nghe thấy tiếng xe máy của thầy đến giao bài phía xa, các bạn gọi nhau đi nhận bài thì một số em trốn biệt để không phải học. Có khi quay đi trở lại 2 - 3 lần vẫn không gặp được HS ở nhà để giao bài tập. GV phải giả vờ dắt xe ra về, lúc sau quay lại, nhẹ nhàng bước vào nhà để các em không kịp trốn. Sau vài lần như vậy, HS không còn tâm lý đối phó với thầy và chịu khó học tập” - thầy Minh tiết lộ bí quyết khi đi giao bài.

Gắn bó với giáo dục vùng khó hơn 5 năm qua, thầy Đặng Trần Huân thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp cũng như nhà trường trong hành trình gieo chữ. Khó khăn do điều kiện kinh tế, một số ít gia đình bà con dân tộc vẫn xem nhẹ việc học tập của trẻ. Thay vì đợi thầy cô đến nhà giao bài, đốc thúc con học tập lại cho con lên nương rẫy từ sớm lao động giúp bố mẹ. Thậm chí, có người còn buộc con ra ngoài làm thuê kiếm tiền dù đang nghỉ học vì dịch. “Nếu GV không kiền trì, yêu nghề, chắc chắn giáo dục vùng khó không thể có bước chuyển biến”, thầy Huân trải lòng.

Chúng tôi biết không hề dễ dàng để vượt qua thách thức, nhưng chỉ cần HS được học và chịu học, sự cố gắng dù nhỏ nhất của người thầy cũng cần thiết. GV vùng khó nếu không dấn thân, cố gắng, việc khó để cho ai. Mỗi người chịu khó một chút, giáo dục vùng khó sẽ dần thay đổi. - Thầy Đặng Trần Huân


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại36,620
  • Tổng lượt truy cập50,584,996
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944