Theo đó, chu kỳ đánh giá thường xuyên mỗi năm một lần vào cuối năm học.
CBQL, giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên.
Kết quả đánh giá thường xuyên được lưu vào hồ sơ của CBQL, giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng CBQL và giáo viên.
Sở GD&ĐT sẽ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên của các phòng GD&ĐT, các trường THPT, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX và trường trực thuộc. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo các cơ sở giáo dục, phòng GD&ĐT tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên.
Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên của mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học. Theo đó, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học khoảng 30 tiết/năm học.
Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện: khoảng 60 tiết/năm học.
Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên: khoảng 60 tiết/năm học.
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo mỗi cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện đủ thời lượng 120 tiết/năm học.