Đào tạo nhân lực công nghiệp vi mạch: Khó đâu gỡ đó…

Thứ hai - 13/05/2024 20:00 24 0
Song, cái khó là các trường đang thiếu hoặc chưa có phòng thí nghiệm đủ lớn để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực này. Vừa khó, vừa thiếu Theo dự báo của nhóm chuyên gia kinh tế đến từ Trường ĐH Fullbright Việt Nam, 5 năm tới, nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn cần khoảng 20...
Đào tạo nhân lực công nghiệp vi mạch: Khó đâu gỡ đó…

Song, cái khó là các trường đang thiếu hoặc chưa có phòng thí nghiệm đủ lớn để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực này.

Vừa khó, vừa thiếu

Theo dự báo của nhóm chuyên gia kinh tế đến từ Trường ĐH Fullbright Việt Nam, 5 năm tới, nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn cần khoảng 20 nghìn người và 10 năm tới là 50 nghìn người có trình độ đại học trở lên. Hiện, nguồn nhân lực trong nước mới đáp ứng khoảng 20%.

GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định, nếu hợp lực giữa các trường thì chúng ta đạt mục tiêu từ nay đến năm 2030 đào tạo 50 nghìn người có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực này. Tuy nhiên, cái khó của các trường là thiếu hoặc chưa có phòng thí nghiệm đủ lớn để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu.

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đang đóng góp trên 50% nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn cho TP, PGS.TS Trần Mạnh Hà - Phó Trưởng ban Đào tạo thông tin. Trước đây, đơn vị đã đào tạo chuyên ngành gần với quy mô 200 kỹ sư và 50 thạc sĩ/năm.

Từ nay đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cam kết đào tạo khoảng 1.800 cử nhân/kỹ sư và 500 thạc sĩ thuộc lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. Dự kiến, một số trường thành viên như: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Công nghệ thông tin có thể tuyển sinh trong năm nay, bao gồm cả trình độ đại học và thạc sĩ.

Cùng đó, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ nghiên cứu đầu tư thêm 2 phòng thí nghiệm. Đào tạo và nghiên cứu vi mạch triển khai song hành, phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ hai mục tiêu này sẽ được xây dựng. Phòng thí nghiệm không chỉ phục vụ chuyên gia, sinh viên trong hệ thống ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh mà có thể mở rộng cho các nhà khoa học, sinh viên quan tâm đến vi mạch, bán dẫn ở TP Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn và khó khăn.

Theo kinh nghiệm của một số nước phương Tây, họ xây dựng, tổ chức phòng thí nghiệm dùng chung, GS.TS Chử Đức Trình gợi mở. Trước mắt, có thể tận dụng nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng thí nghiệm dùng chung, đủ lớn và có quy chế khai thác, sử dụng.

Một lớp học của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội triển khai đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2024. Ảnh: NTCC

Một lớp học của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội triển khai đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2024. Ảnh: NTCC

Cần đồng hành, hợp lực

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình - Hiệu trưởng Trường ĐH CMC (Hà Nội) đề xuất, ngoài phòng thí nghiệm của cơ sở đào tạo, mỗi khu vực (Bắc - Trung - Nam) nên xây dựng phòng thí nghiệm để các trường đại học có thể dùng chung. Tất nhiên, việc khai thác, sử dụng phòng thí nghiệm sẽ thực hiện theo quy chế; trong đó nhấn mạnh mục đích đào tạo và nghiên cứu. Mặt khác, có thể thành lập trung tâm điều phối việc đặt hàng đào tạo nhân lực theo nhu cầu doanh nghiệp.

Hiện, công nghiệp vi mạch bán dẫn là một trong những lĩnh vực, ngành nghề “nóng”, thu hút sự chú ý của đông đảo học sinh, phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận. Đây cũng là lĩnh vực lớn, rộng và cần nhiều loại hình nhân lực khác nhau, từ thiết kế, vật liệu, sản xuất, nhân lực quản lý... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra kế hoạch trọng tâm để đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho hay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch để đào tạo được một số lượng lớn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn vi mạch. Từ nay đến năm 2030, mục tiêu là đào tạo 50 nghìn kỹ sư, trong đó có cả nhân lực ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

“Điều này đặt ra yêu cầu về đầu tư lớn cho các trường đại học để có thể phát triển phòng thí nghiệm trọng điểm, công nghệ cao phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao”, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ nhấn mạnh, đồng thời mong muốn, cơ sở giáo dục đại học sẽ đồng hành, phối hợp với Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan quản lý để có chính sách đầu tư đồng bộ, trọng điểm và hiệu quả. Qua đó, vừa giúp sinh viên chuyển đổi ngành học gần và phù hợp một cách thuận tiện, vừa đào tạo lớp nhân lực mới với kiến thức, kỹ năng hiện đại, cập nhật.

“Ngoài ra, chúng ta có thể phối hợp cùng các trường đại học nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế để có thể đáp ứng, thực hiện được chiến lược, kế hoạch nêu trên”, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ đặt vấn đề và cho biết, trong các nhóm chính sách Bộ GD&ĐT đề xuất, có nhóm về hỗ trợ, đầu tư đột phá nhằm tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực công nghiệp chip bán dẫn.

Trước hết, hỗ trợ năng lực đội ngũ giảng viên, đầu tư trang thiết bị thí nghiệm, công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng... Cùng đó, khuyến khích, thúc đẩy hợp tác đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là trường đại học, doanh nghiệp đối tác của Hoa Kỳ (có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam).

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay, Bộ GD&ĐT đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng cuối năm nay hai đề án quan trọng, gồm: Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, theo đó đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, trong đó có lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch. Đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó đề xuất cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học.

Tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”, các chuyên gia cho rằng, để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp chip bán dẫn, cần có cơ chế chính sách chiến lược, khuyến khích phát triển công nghiệp bán dẫn. Ngoài ra, cần có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại và chương trình đào tạo, học liệu, công nghệ giáo dục như phần mềm mô phỏng, thiết kế…

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập729
  • Hôm nay37,939
  • Tháng hiện tại316,069
  • Tổng lượt truy cập51,672,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944