Đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển Đại học: Có hợp lý, hợp tình?

Thứ năm - 29/07/2021 06:23 1.319 0
GD&TĐ - Bên cạnh việc thu tiền lệ phí đăng ký xét tuyển, một số trường đại học yêu cầu thí sinh nộp thêm khoản tiền đặt cọc giữ chỗ để được xét tuyển và ưu tiên xét tuyển vào trường.
Đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển Đại học: Có hợp lý, hợp tình?

Việc làm này được cho là giải pháp giúp lọc ảo bớt hồ sơ, tuy nhiên cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Không học thì mất tiền

Một số phụ huynh phản ánh khi con họ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH RMIT Việt Nam, Trường ĐH FPT… được yêu cầu đóng tiền giữ chỗ để được xét tuyển và ưu tiên xét tuyển vào trường.

Cụ thể, một phụ huynh cho biết đã đóng tiền cọc 20 triệu đồng để con xét tuyển vào một ngành học tại ĐH RMIT Việt Nam. Theo phụ huynh này con họ không muốn đóng tiền cọc ở ĐH RMIT Việt Nam vì sợ trúng tuyển nhưng không nhập học sẽ bị mất tiền. Tuy nhiên, vì lo chẳng may không trúng tuyển vào trường đại học công lập như đã chọn nên để yên tâm gia đình chấp nhận nộp tiền.

“Khoản tiền cọc được nhân viên của trường tư vấn đầy đủ, nếu trúng tuyển mà không nhập học sẽ không được hoàn trả. Giờ con trúng tuyển trường đại học công lập, không học ĐH RMIT, gia đình chấp nhận mất cọc thôi”, phụ huynh này thông tin.

Đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển Đại học: Có hợp lý, hợp tình?
TS Bùi Kim Hiếu: “Luật Giáo dục ĐH và những luật khác có liên quan không có quy định các trường không được làm điều này”.

Tương tự, Trường ĐH FPT cũng yêu cầu thí sinh đóng tiền cọc. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển nếu đăng ký giữ chỗ thì nộp phí 4,6 triệu đồng, không đăng ký giữ chỗ thì không phải nộp khoản phí này. Thí sinh đăng ký giữ chỗ online và gửi bản chụp biên lai nộp tiền gửi cho trường. Phí giữ chỗ không được hoàn trả, nếu thí sinh đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh nhưng không nhập học hoặc thôi học sau khi đã nhập học. Trường hợp thí sinh không đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh sẽ được hoàn trả toàn bộ phí giữ chỗ. Phí giữ chỗ sẽ được chuyển thành phí nhập học khi thí sinh trúng tuyển và nhập học.

Một đại diện Trường ĐH FPT cho biết chỉ thí sinh đạt ngưỡng chất lượng của trường mới được nộp hồ sơ tuyển sinh. Quy trình tuyển sinh của Trường ĐH FPT dựa vào ngưỡng chất lượng đặc thù, lựa chọn tự nguyện có trách nhiệm của thí sinh, và ngưng nếu như nhận đủ hồ sơ như một giải pháp nhằm hạn chế hồ sơ ảo. Điều này giúp trường tiết kiệm nguồn lực, kết thúc tuyển sinh sớm, hạn chế tuyển vượt chỉ tiêu khi thông tin tuyển sinh mang tính xác thực cao hơn.

Đặt cọc giữ chỗ có hạn chế được ảo?

Theo TS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (VLU, TPHCM), lọc ảo là phương pháp tốt trong công tác tuyển sinh như hiện nay. Tuy nhiên, việc đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển ĐH mà một số trường đang áp dụng và việc lọc ảo hoàn toàn khác nhau.

“Nếu một thí sinh khi đăng ký nguyện vọng (NV) 1 vào trường A và đặt cọc cùng NV2 vào trường B, khi em này trúng tuyển NV1 vào trường A thì đương nhiên, tài khoản tuyển sinh của em này đã bị khóa lại không chạy qua trường B được. Do đó, việc viện dẫn đặt cọc giữ chỗ để lọc ảo trong trường hợp này là chưa phù hợp, mà chủ yếu là một cách vượt rào, lách luật, đồng thời tạo ra sự không đồng bộ trong xét tuyển ĐH giữa các trường với nhau. Nhìn ở một khía cạnh khác, việc đặt cọc giữ chỗ còn là hình thức tranh giành thí sinh giữa các cơ sở đào tạo” - TS Võ Văn Tuấn nhận định.

Đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển Đại học: Có hợp lý, hợp tình? - Ảnh minh hoạ 2
TS Võ Văn Tuấn: “Việc đặt cọc giữ chỗ trong xét tuyển ĐH mà một số trường đang áp dụng và việc lọc ảo là hoàn toàn khác nhau”.

Bên cạnh đó, TS Võ Văn Tuấn cũng cho rằng, một số trường thông báo không hoàn trả phí đặt cọc cho thí sinh rút hồ sơ vô hình trung tạo nên khó khăn cho quy trình thu hồi hồ sơ cũng như phí đặt chỗ của mình. Đồng thời khiến việc đăng ký giữ chỗ trở nên thiếu tính nhân văn trong giáo dục.

Cùng liên quan việc lọc ảo, ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cho rằng, để lọc ảo HUFI vẫn theo quy định của ĐHQG TPHCM, đã chạy phần mềm này nhiều năm nay và rất hiệu quả.

Đặt cọc giữ chỗ có hợp lý?

Ở khía cạnh pháp luật, TS Bùi Kim Hiếu - Trưởng khoa Luật Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) nêu quan điểm: Với hình thức ưu tiên thí sinh trúng tuyển qua việc đặt cọc giữ chỗ của một số trường ĐH hiện nay, người học phải hết sức cân nhắc, vì Luật Giáo dục ĐH và những luật khác có liên quan không có quy định các trường không được làm điều này.

Việc đóng phí giữ chỗ được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa thí sinh và nhà trường. Yêu cầu đóng phí giữ chỗ có thể được coi là cách để nhà trường lọc thí sinh ảo. Do đó, trong trường hợp này thí sinh cần phải nắm rõ môi trường học tập, mức học phí tại trường, tính toán mặt tài chính gia đình đủ điều kiện thì thực hiện, còn nếu không biết chắc nên cân nhắc kỹ lưỡng.

Liên quan việc một số trường quy định sẽ không được hoàn trả tiền cọc nếu thí sinh đủ điều kiện nhưng không nhập học, TS Bùi Kim Hiếu cho rằng, việc đóng phí giữ chỗ được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa thí sinh và nhà trường, đây thực chất là một giao dịch dân sự. Nên việc thỏa thuận này là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành với điều kiện là trước khi thí sinh làm thủ tục đăng ký, các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường. Và không trái với các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, TS Bùi Kim Hiếu thông tin: “Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, thí sinh đáp ứng các điều kiện đầu vào của nhà trường thì khoản tiền đặt cọc đó sẽ được dùng thanh toán một phần học phí của học kỳ đầu tiên. Điều đó có nghĩa là phí đặt cọc sẽ được hoàn trả trong trường hợp sinh viên không đáp ứng được các điều kiện về đầu vào của nhà trường. Còn nếu thí sinh đủ điều kiện nhưng không nhập học, nhà trường sẽ không hoàn trả phí đặt cọc giữ chỗ là đúng với Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015”.

TS Mai Đức Toàn - Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông Trường ĐH Gia Định cho rằng, một số trường thường úp mở việc cho các em đăng ký nhập học sớm bằng hình thức đặt cọc tiền. Tuy nhiên, việc làm này là sai quy chế, theo quy định của Bộ, thí sinh được công nhận trúng tuyển thì trước đó phải đạt các điều kiện cần và đủ trong xét tuyển là tốt nghiệp THPT. “Việc đặt cọc giữ chỗ làm rối thị trường tuyển sinh và tạo hình ảnh xấu trong giáo dục. Các trường nên công bằng với nhau trong xét tuyển và nhập học…” - TS Mai Đức Toàn bày tỏ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập992
  • Hôm nay27,539
  • Tháng hiện tại305,669
  • Tổng lượt truy cập51,661,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944