Dạy - học online ở “vùng lõm” trong mùa dịch Covid-19

Thứ bảy - 15/02/2020 07:06 394 0
GD&TĐ - Chỉ cách trường chính, trung tâm xã 2-3km, những điểm trường vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) trở thành “vùng lõm” thông tin. Mọi sự kết nối không gian mạng...
Dạy - học online ở “vùng lõm” trong mùa dịch Covid-19

Giao bài tập đến tận cụm dân cư

Điểm trường tiểu học Phú Thượng I ở xóm Cao Biền, cách trường chính chỉ hơn 2km, những ngày mưa phùn giao thông trở nên lầy lội và phải đi bộ hơn 1 tiếng mới tới nơi. Từ đây đến được các cụm dân cư sau các triền núi đá cũng mất từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ, nhưng thầy giáo Ma Văn Luận - điểm trưởng cùng các thầy, cô giáo vẫn phân công nhau trực hằng ngày tại trường để tiếp nhận và duyệt nội dung bài ôn tập do giáo viên soạn ra. Đồng thời các thầy, cô giáo trực tiếp chuyển đến phụ huynh, học sinh học tại nhà và thu nhận kết quả làm bài tập những ngày trước đó đã giao cho các em.

Cô giáo Hà Thị Hồng Hạnh, Hiệu trường nhà trường chia sẻ với chúng tôi: Điều kiện kinh tế , đời sống người dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nên ít người sử dụng mạng 3G, 4G. Một số điểm dân cư không có sóng điện thoại, khó kết nối mạng Internet nên rất khó thực hiện giao bài trực tuyến, thư điện tử, Zalo. Facebook, tin nhắn…

Từ thực tế này, Trường đã cắt cử giáo viên thay phiên nhau in sao bài tập, hướng dẫn nội dung học tập rồi trực tiếp chuyển đến các cụm dân cư, nhóm gia đình”. Với cách làm này, sau gần chục ngày nghỉ học, trường đã nhận được hơn 200 bài/ tổng số 347 học sinh nộp lại cho giáo viên kết quả học tập của học sinh, đạt gần 60%, còn lại các em tập hợp và nộp bản viết tay cho giáo viên tại điểm trường.

Dạy - học online ở “vùng lõm” trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh minh hoạ 2
Thầy giáo Nông Văn Hương giao bài ôn tập cho nhóm học sinh xóm Tân Lập. Ảnh: Trần Nguyên

Với Trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm thì việc liên lạc, kết nối giữa giáo viên và phụ huynh, học sinh còn khó khăn hơn các trường khác, do học sinh về địa phương, lại cư trú hầu hết tại xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy ngay trước khi nghỉ học, Ban giám hiệu đã phân công giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn thành lập các nhóm học sinh theo khu vực dân cư nơi các em cư trú để liên hệ với phụ huy, học sinh có điều kiện liên lạc thuận lợi nhất thực hiện việc giao bài ôn tập và nhận kết quả trả bài.

Vượt khó bằng công nghệ thông tin

Cô giáo Tăng Thị Thắm, tổ trường tổ chuyên môn chia sẻ với chúng tôi: “Khó khăn với vùng cao chính là thông tin liên lạc. Các thiết bị công nghệ thông tin rất khó khai thác, sử dụng. Điện thoại di động ở vùng sâu, vùng xa trở thành điện thoại cố định, vì chỉ treo trên cột nhà, hoặc đặt duy nhất một vị trí may ra mới có sóng, nhưng cũng không dễ kết nối.

Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh thường đi làm, tối mới trở về nhà, lục này điện thoại mới có thể kết nối và chuyển thông tin được. Nhà trường đã liên kết với các điểm trường, cán bộ xã…để nhờ chuyển tải thông tin, bài tập…đến học sinh. Chính vì vậy khâu tiếp nhận và xử lý thông tin của học sinh thường chậm hơn so với thời điểm phát hành của Trường là 1, đến 2 ngày.

Tuy nhiên, phụ huynh và học sinh rất chủ động trong việc tạo nhóm ở những gia đình có điều kiện kết nối Internet, điện thoại thông minh để tương tác với giáo viên”.

Được biết, đến hết ngày 12/2, Trường đã nhận được gần 15 nghìn lượt tương tác giữa học sinh với giáo viên để trao đổi bài tập, hoặc học trực tuyến theo nhóm từ 4-5 học sinh tại cụm dân cư.

Đồng chí Hà Mạnh Cương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyên Võ Nhai cho biết thêm: Toàn huyện có hơn 6.500 học sinh các cấp, bậc học thuộc 2.042 cơ sở giáo dục mặc dù nghỉ, nhưng vẫn thực hiện tốt chế độ học tập tại gia đình.  

Theo báo cáo cập nhật đến ngày 12-2, toàn huyện đã có gần 70% học sinh thực hiện làm bài tập tại nhà và giao nộp kết quả cho giáo viên. Đặc biệt Hội đồng chuyên môn các trường duy trì chế độ trực để duyệt giáo án, nội dung ôn tập, hướng dẫn học sinh học bài của giáo viên các bộ môn. Chế độ báo cáo được cập nhật về Phòng theo ngày, nên không có tình trạng nghỉ học là dừng dạy và học.

Với kết quả 100% học sinh tiếp cận được nội dung học tập tại gia đình và hơn 60% tương tác ứng dụng công nghệ thông tin về nội dung dạy và học cho thấy hoạt động dạy và học của huyện Võ Nhai đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của gia đình, xã hội. Từ thực tế cách làm của huyện Võ Nhai chính là những biện pháp khắc phục khó khăn xử lý tình huống xóa vùng trống thông tin, để hoạt động giáo dục duy trì thường xuyên, liên tục, đúng kế hoạch.

Trinh An

Tác giả bài viết: Trinh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập814
  • Hôm nay29,387
  • Tháng hiện tại307,517
  • Tổng lượt truy cập51,663,476
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944