Dạy – học trực tuyến lớp 1: Cô chủ động, trò tích cực

Chủ nhật - 26/09/2021 23:25 444 0
GD&TĐ - Ngày đầu tiên của năm học mới, nhiều cơ sở giáo dục đã thực hiện ngay dạy – học trực tuyến với học sinh lớp 1. Giáo viên cần chuẩn bị những gì để dạy - học trực tuyến đạt kết quả tốt nhất?
Dạy – học trực tuyến lớp 1: Cô chủ động, trò tích cực

“Game” hóa nội dung học tập

Thầy Hoàng Văn Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS Chiềng Chăn (Mai Sơn, Sơn La) cho hay: Dạy – học trực tuyến của thầy – trò gặp nhiều khó khăn. Không riêng gì lớp 1 bởi 100% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc. Các em không có máy tính, điện thoại, Internet và phụ huynh chưa thực sự quan tâm, giúp đỡ con cái học hành. “Thực tế, không riêng gì học sinh trường chúng tôi, mà hầu hết với lớp 1 thuộc vùng khó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hành trang đến trường của các em hầu như không có gì”, thầy Tiến trăn trở.

Tại Hà Nội, học sinh có tương đối đủ thiết bị học trực tuyến nhưng cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh - giáo viên Trường Tiểu học Tô Thị Hiển (Đông Anh, Hà Nội) và nhiều giáo viên khác lại cân nhắc về việc cần chuẩn bị những gì để học trực tuyến với lớp 1 đạt kết quả tốt nhất. Theo TS Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), với những trường đủ điều kiện dạy – học trực tuyến, giải pháp then chốt là cấu trúc lại bài giảng phù hợp, không thể mang bài giảng truyền thống vào bài giảng trực tuyến.

Ngoài ra, giáo viên có thể “game” hóa nhiều nội dung, hoạt động học tập nhằm kích thích sự chú ý và tập trung, từ đó tạo hứng thú cho các em trong giờ học; đồng thời giáo viên phải tăng cường tuyên dương, nhắc đến tên con trong giờ học. Với lớp học trực tuyến, yêu cầu đồ dùng học tập thật đơn giản; đặc biệt mỗi tiết học chỉ nên cấu trúc 30 phút, không quá 2 tiếng/buổi học và lượng hoá nội dung trọng tâm bài học.

Bên cạnh đó, giáo viên cần làm chủ một số hoạt động, tích cực tương tác, trao đổi, chia nhóm thảo luận giữa học sinh với học sinh. Trong bối cảnh cô – trò phải dạy – học trực tuyến như hiện nay, việc kết nối giữa giáo viên và phụ huynh rất quan trọng nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp tiến độ bài học.

Cũng theo TS Nguyễn Quang Tiệp, việc học của học sinh lớp 1 phụ thuộc vào sự chuẩn bị trực tiếp của nhà trường, giáo viên. Giải pháp về công nghệ là tất yếu, nhưng vì lý do khách quan mà công nghệ chưa đến được với thầy và trò. Do đó, phải sử dụng công cụ học tập thủ công, dạy học qua truyền hình, cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ tổ chức dạy học theo các nhóm, để các em tương tác được với nhau.

Dạy – học trực tuyến lớp 1: Cô chủ động, trò tích cực - Ảnh minh hoạ 2
Giáo viên có thể “game” hoá một số nội dung học tập. Ảnh minh hoạ: gdtd.vn

Những việc giáo viên cần làm

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tư vấn: Giáo viên hãy dành tuần đầu tiên cho việc thiết lập mối quan hệ, làm quen và tổ chức trò chơi để kết nối với trẻ. Giới thiệu cho trẻ menu lời chào thú vị trên trực tuyến có thể là ý tưởng hay để áp dụng trong các bài học về sau. Trẻ sẽ học tích cực hơn khi đã biết và thân thiết với các thành viên trong lớp. Giáo viên cũng cần dành tuần đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với cha mẹ, thống nhất nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị tại gia đình.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trẻ lớp 1 sẽ cảm thấy bất an nếu giáo viên không hiện diện trên lớp cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, giáo viên cần cài đặt chế độ để hình ảnh của cô luôn nổi trên màn hình chính (kể cả trong lúc nghỉ giải lao). “Giáo viên có thể thu sẵn các video clip với hoạt động khởi động vui nhộn, hoạt động thể dục giữa giờ với hình ảnh của cô giáo đang hướng dẫn các con là ý tưởng hay để giúp cô chuyển từ hoạt động học tập này sang hoạt động học tập khác mà vẫn giữ được sự kết nối” - PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.

Để bài giảng không quá tải với học sinh, PGS.TS Trần Thành Nam khuyến cáo: Giáo viên nên giới hạn lại thời gian cho mỗi phiên học: Kéo dài 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy sẽ nghỉ. Chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Vì vậy, việc thiết kế thời khóa biểu, các phiên học phải được cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.

Giáo viên cũng cần chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, tạo điều kiện cho học sinh được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn. Ngoài ra, giáo viên phải ý thức học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường. Thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì nó sẽ triệt tiêu hứng thú học tập. Để hấp dẫn học sinh trên bài giảng trực tuyến, giáo viên cần rất sáng tạo trong các hình thức ghi nhận, khen thưởng.

Theo đó, có thể cần chuẩn bị các hình dán ngôi sao, trái tim, bông hoa cùng lời khen để tặng các con một cách hào phóng và thường xuyên trong các tiết học. Thậm chí, có thể thống nhất với cha mẹ để quy đổi số bông hoa điểm thưởng của cô trên lớp trực tuyến thành những phần thưởng hữu hình do chính cha mẹ giám sát và trao thưởng tại nhà.

Để hỗ trợ một số học sinh gặp khó khăn trong học tập, ngoài giờ dạy, giáo viên hãy cung cấp thông tin liên lạc và giờ hỗ trợ cá nhân dựa trên nhu cầu và đăng ký của học sinh. Đồng thời, thiết lập các kênh liên lạc với nhóm phụ huynh để hỗ trợ cha mẹ tiếp cận với sách giáo khoa số, gợi ý về vận động cho trẻ ở nhà và cung cấp hình ảnh/ video/ tài liệu cho phụ huynh xem để thực hiện cho con ở nhà. Mặt khác, sẵn sàng trả lời câu hỏi và cung cấp cho phụ huynh các “mẹo” để giúp họ quản lý hành vi và phát triển năng lực cho con.

“Dạy trực tuyến, một số học sinh và gia đình không thể hôm nào cũng tham gia đầy đủ vì rất nhiều lý do: Từ công việc đến trục trặc kỹ thuật. Vì vậy, giáo viên nên có một kênh để cung cấp và lưu trữ các bài giảng đã dạy cho phụ huynh tiếp cận. Thầy cô cũng có thể giới thiệu các link video bài giảng trên YouTube hoặc trên truyền hình để phụ huynh cho con xem lại khi nào thuận lợi” - PGS.TS Trần Thành Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập902
  • Hôm nay54,081
  • Tháng hiện tại332,211
  • Tổng lượt truy cập51,688,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944